Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tại Việt Nam những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, cơ sở ươm tạo, không gian làm việc chung…
Qua đó đã hình thành và phát triển thành công các doanh nghiệp (DN) KNĐMST, kêu gọi thành công những khoản đầu tư lớn. Tuy nhiên, để KNĐMST hiệu quả cần có những chính sách hướng tới sự phát triển, kết nối các thành phần của hệ sinh thái KNĐMST, hỗ trợ các DN phát triển mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Hiện nay, hoạt động KNĐMST ở Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng lại có nhiều lợi thế do được sự ủng hộ, phối hợp đồng bộ từ các bộ, ngành, địa phương. Việc xây dựng các giải pháp, tạo cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút các nhà đầu tư cần gấp rút thực hiện, qua đó khai phá được tiềm năng phát triển cho hoạt động KNĐMST ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), những năm gần đây, hoạt động của các DN KNĐMST diễn ra khá sôi động với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm, 40 cơ sở ươm tạo và hơn 60 khu không gian làm việc chung… Nhiều tập đoàn kinh tế lớn tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái KNĐMST, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ. Năm 2018 cũng ghi nhận thành công của các DN khởi nghiệp với các khoản gọi vốn đầu tư lớn như: Foody gọi được 64 triệu USD, Tiki nhận được 44 triệu USD, Sendo gọi vốn được 51 triệu USD... qua đó khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia. Theo Chủ nhiệm đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon Thạch Lê Anh, năm 2012, khái niệm hệ sinh thái KNĐMST ở Việt Nam còn ít người biết đến, nhưng đến nay đã vươn lên đứng thứ ba trong các nước ASEAN.
Tuy nhiên, môi trường phát triển DN KNĐMST còn nhiều khó khăn khiến các nhà đầu tư e ngại, nhất là chưa có chính sách ưu đãi thuế và các chính sách về tài chính để họ đầu tư. Trong khi đó, giai đoạn vốn mồi rất quan trọng với các DN KNĐMST. Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, thị trường Việt Nam được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng quy trình thủ tục mất thời gian. Bên cạnh đó, các DN KNĐMST thường có vòng đời ngắn, trong lúc thủ tục giải ngân vốn đầu tư lại mất gần một năm khiến nhiều nhà đầu tư nản chí; các DN mất đi cơ hội. Chưa kể các sản phẩm của DN KNĐMST là những giải pháp công nghệ mới, nhưng lại được xếp chung với các sản phẩm công nghệ truyền thống, buộc phải áp dụng các quy trình thử nghiệm, ứng dụng mất nhiều thời gian, vì vậy, cần có những cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ các DN KNĐMST phát triển, giúp các DN có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn, bỏ qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà...
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để tạo sự đột phá trong KNĐMST là nguồn nhân lực, nhưng hiện nay các trường đại học của Việt Nam mới chỉ chú trọng hoạt động đào tạo mà ít có những hoạt động liên quan đến phát triển công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp và kết nối doanh nghiệp.
Sinh viên chủ yếu học lý thuyết, ít có cơ hội thực hành, cho nên không thể phát huy và tận dụng hiệu quả khả năng sáng tạo. Ngay như tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội, thành lập Công ty BK Holding với nhiều hoạt động hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, hình thành hệ thống cơ sở ươm tạo và các trung tâm công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu, nhưng việc kết nối và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.
Theo lãnh đạo của Bộ KH&CN, để phát triển hệ sinh thái KNĐMST đã có nhiều chính sách, nâng cao chất lượng, kết nối các thành phần và hướng đến hỗ trợ DN, liên kết, mở rộng ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay còn một số khó khăn liên quan tới các vấn đề về thoái vốn, cho vay, vốn đầu tư mạo hiểm...
Ngoài ra, cần khuyến khích các trường đại học dành không gian cho hoạt động ươm tạo công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên để từng bước hướng tới mục tiêu không chỉ là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao mà còn trở thành các trung tâm đi đầu trong các hướng nghiên cứu mới, cung cấp các giải pháp cho xã hội.
Mặt khác, cần khuyến khích hoạt động đầu tư cho KH&CN để nâng cao trình độ, ứng dụng trong các DN, giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh dựa trên các ý tưởng sáng tạo, nhất là các giải pháp, chính sách ở/ cấp vĩ mô cần gắn với giải pháp cụ thể ở cấp vi mô, hướng tới từng nhóm đối tượng để họ tự do đưa ra ý tưởng sáng tạo. Trong đó, vấn đề liên quan đến pháp luật, chính sách là điều kiện nền tảng cho nên phải thông thoáng, thuận lợi, nhanh chóng...
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Đó là phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024) . Sự kiện do Bộ KH&CN phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chiều 30/9/2024, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024).
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024)
Chiều tối ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024 - GII) năm 2024. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện.
Với mục tiêu thiết kế và chế tạo được hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa đồng bộ phục vụ các khâu sản xuất, vận chuyển, thu hoạch hành tím; xây dựng hệ thống vườn sản xuất hành tím công nghệ cao phù hợp với quy mô hộ gia đình và hợp tác xã, tương thích với điều kiện trồng tại Tây Nam Bộ (TNB), PGS.TS Cao Hùng Phi cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Vĩnh Long
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ luôn đồng hành cùng Thừa Thiên Huế và các địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động để gia tăng hơn nữa đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng và của đất nước.