Bộ Kinh tế Đài Loan (Trung Quốc) đã lựa chọn, bằng cách đấu thầu, 9 công ty Đài Loan và nước ngoài để thực hiện 14 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 5,5 GW. Nằm ngoài khơi bờ biển phía tây Đài Loan, các dự án này sẽ đi vào hoạt động trong vòng 7 năm tới và dự kiến sẽ tạo ra tạo ra 20.000 việc làm và giảm lượng khí thải carbon gần 10,5 triệu tấn/năm. Năm 2017, 46,8% sản lượng điện ở Đài Loan đến từ điện than, 34,7% từ khí tự nhiên, 8,3% từ điện hạt nhân và 4,5% từ các nguồn tái tạo. Đến năm 2025, Đài Loan muốn tăng tỷ trọng khí tự nhiên cũng như các nguồn tái tạo để đạt được tương ứng 50% và 20%, đồng thời giảm tỷ trọng điện than xuống còn 30%.
Các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đang đề xuất kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu dưới đáy biển Đông, và hoàn toàn được vận hành bởi trí tuệ nhân tạo (AI), chi phí khoảng 160 triệu USD. Cơ sở này sẽ được đặt ở độ sâu khoảng 6.000 - 11.000 m bên dưới bề mặt Biển Đông, sử dụng dây cáp truyền tải kết nối với nhà máy điện hạt nhân nổi mà Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm.
* Một chương trình của Chính phủ Trung Quốc đang đào tạo 500 giáo viên đại học và 5.000 sinh viên trong lĩnh vực AI. Chương trình được tổ chức bởi Bộ Giáo dục, Đại học Bắc Kinh và các vườn ươm đổi mới ở Bắc Kinh và kéo dài trong 5 năm. Việc đào tạo này nằm trong kế hoạch đào tạo tài năng AI và thu hút các chuyên gia AI hàng đầu thế giới tới Trung Quốc.
* Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin và Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển Nông thôn Hàn Quốc đang tiến hành một dự án thử nghiệm dùng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng thịt bò, truy vết dữ liệu thịt bò trong suốt chuỗi cung ứng bằng công nghệ blockchain. Giải pháp mới sẽ giải quyết triệt để bài toán về nạn giả mạo và làm giả dữ liệu. Dự án dự kiến sẽ được tiến hành vào đầu tháng 12/2018 tại phía bắc Jeolla trước khi được áp dụng vào tháng 1 năm sau.
* Thái Lan triển khai hệ thống chứng nhận nhận dạng kỹ thuật số để tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng và giữ cho người dùng an toàn trong môi trường trực tuyến. Hiện nay, nhiều giao dịch hoặc hợp đồng yêu cầu nhận dạng hoặc xác thực cá nhân ở Thái Lan yêu cầu người dùng chứng minh danh tính của họ và phải trình nhiều tài liệu liên quan, hệ thống mới sẽ đơn giản hóa các thủ tục này. Hệ thống sẽ chỉ hoạt động khi các nhà cung cấp có giấy phép do Bộ Kinh tế kỹ thuật số và và xã hội cấp.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.
Chiều ngày 01/11/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định 06 dự án đổi mới công nghệ. Bà Chu Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.