Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 14/06/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp


 Xu hướng Internet kết nối vạn vật (IoT) đang phát triển, ngành nông nghiệp dần chuyển mình, đưa công nghệ vào hoạt động sản xuất giúp tăng năng suất và hiệu suất canh tác. Nông nghiệp từ lĩnh vực sản xuất định tính trở thành lĩnh vực sản xuất chính xác dựa vào số liệu thu thập, tổng hợp và phân tích thống kê… Nhờ đó, người nông dân có thể tự chủ, điều chỉnh mọi việc để đạt hiệu quả mong muốn.

 

Từ trước tới nay, nông nghiệp là lĩnh vực ít được áp dụng công nghệ tại những quốc gia đang phát triển. Hầu như hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nông dân về đặc tính cây trồng, thời tiết… Do đó năng suất và hiệu suất canh tác gần như mang tính may rủi, phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trước những thách thức về biến đổi khí hậu, gia tăng dân số thì việc bảo đảm lương thực đang là thách thức mang tính toàn cầu. Ngành nông nghiệp phải tìm kiếm những phương thức tốt hơn nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất thông qua áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi hoạt động.

Nhiều nước trên thế giới đã đưa ứng dụng IoT vào máy móc, giúp quá trình gieo giống, chăm sóc, quy hoạch… có những kết quả rõ rệt, giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng minh thông qua việc đưa IoT vào canh tác nông nghiệp, những dữ liệu thu thập liên tục từ hệ thống cảm biến đã giúp hệ thống phân tích dữ liệu, đưa ra các phương án để chăm sóc cây trồng. Nhờ đó cây trồng tăng trưởng tốt hơn, giảm lượng hóa chất tồn dư trong nông sản, giảm lượng xăng vận hành máy móc…

Tất cả thông tin của dữ liệu được cập nhật liên tục thông qua các dạng kết nối như 2G, 3G, kết nối vệ tinh,… giúp người nông dân chỉ việc tổng hợp dữ liệu và đưa ra các phương án cho sản xuất. Ứng dụng IoT vào nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả bất ngờ, khiến lĩnh vực này đang được nhiều quỹ đầu tư quan tâm và được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn để gọi vốn.

Hiện nay, IoT trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chỉ có một số ý tưởng xoay quanh việc sử dụng cảm biến, lập trình tưới, đóng cắt nắng, trồng thủy canh tự động trong nhà… chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quy mô vừa. Hầu hết những đơn vị ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng một số hệ thống tự động, giám sát tưới tiêu tự động. Người dùng sẽ cài đặt chế độ độ ẩm tương ứng, hệ thống sẽ tự bơm nước theo yêu cầu. Tất cả quá trình phát triển của cây, sản xuất, nhân sự, tài chính, vật tư… đều được giám sát chặt chẽ thông qua tài khoản và phần mềm. Người nông dân có thể kiểm tra được toàn bộ diện tích canh tác và thiết lập được từ xa. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng IoT như vậy chỉ là một phần nhỏ trong canh tác và chưa đủ. Một bức tranh toàn cảnh cần có năm yếu tố: đầu vào, canh tác, chế biến, phân phối và tiêu thụ. Một trong năm yếu tố bị trục trặc, dù các yếu tố còn lại phát triển tốt cũng có thể dẫn đến toàn bộ hoạt động bị ảnh hưởng.

Theo giảng viên Khoa Công nghệ thông tin (Trường đại học Xây dựng) Phan Thái Trung, có nhiều cách ứng dụng hiệu quả IoT trong nông nghiệp, thông qua việc đưa ứng dụng công nghệ cao, công nghệ bình dân vào các nông hộ, tập hợp thành một hợp tác xã kiểu mới, trong đó hoạt động nông nghiệp được "số hóa". Một hợp tác xã nông nghiệp số sẽ tư vấn quy trình sản xuất sạch, hữu cơ; đồng hành cùng các đơn vị phát triển thương hiệu, tăng giá trị hàng hóa; truy xuất được nguồn gốc, quản lý canh tác, nhật ký điện tử; đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển thị trường…, qua đó tạo thành một chuỗi giá trị khép kín thì nông nghiệp công nghệ cao mới thật sự được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc đưa công nghệ cao vào hoạt động sản xuất lại gặp một số vướng mắc, khi tại Việt Nam mới chỉ có vài đơn vị cung cấp giải pháp IoT và ít có doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho công nghệ. Do đó các nhà cung cấp không thể sản xuất thiết bị theo hướng đại trà mà chỉ ở hình thức đặt hàng, khiến chi phí đầu tư sẽ rất cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực công nghệ cao thông qua hình thức miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng hóa phục vụ quá trình đầu tư, thuế sử dụng đất, thuế vận chuyển… ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự án.

Các dự án của nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực này thường có lượng phụ tùng phải thay thế hằng năm rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong vốn đầu tư, nhưng lại không được hưởng mức thuế ưu đãi theo dự án công nghệ cao. Do đó, các viện nghiên cứu, trường đại học, các bộ, ngành có liên quan cần tập trung nguồn lực, tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng vào hoạt động nông nghiệp, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách để doanh nghiệp có thể tiếp cận, phối hợp với các đề tài, dự án nghiên cứu quốc gia; cơ chế khuyến khích hình thành mối liên hệ khép kín giữa doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học để các nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, phù hợp điều kiện của Việt Nam. Nhất là cần ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư, đưa công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Có như vậy mới có thể xây dựng một chuỗi giá trị khép kín, đưa nông nghiệp Việt Nam dần "số hóa", tạo ra những sản phẩm sạch cho xã hội.

Lượt xem: 33



BÀI VIẾT KHÁC
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Ngày 21/05/2020
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.

Ngày 08/10/2018
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).

Ngày 20/09/2018
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Ngày 04/09/2018
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”

Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Ngày 04/09/2018
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 22/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0