Viện Ứng dụng công nghệ (Viện) sẽ mở rộng hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước, các Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) địa phương, doanh nghiệp, đối tác nước ngoài nhằm đề xuất các nội dung hợp tác nghiên cứu phục vụ nhu cầu của địa phương, của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của Viện và thu hút hỗ trợ phát triển các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển.
Chiều 11/8/2023, tại Hà Nội, Viện Ứng dụng công nghệ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang; đại diện Lãnh đạo: Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Vụ Tổ chức cán bộ, Viện Ứng dụng công nghệ và các đơn vị trực thuộc Viện.
Những kết quả nổi bật
Thay mặt Lãnh đạo Viện, Phó Viện trưởng Giang Mạnh Khôi đã báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Báo cáo nêu rõ, hoạt động của Viện luôn được sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ KH&CN trong thực hiện nhiệm vụ được giao, sự ủng hộ của Lãnh đạo các đơn vị quản lý trực thuộc Bộ, của các tổ chức Công đoàn, đoàn Thanh niên Bộ KH&CN và sự đoàn kết nhất trí của Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện cũng như của các tổ chức xã hội của Viện.
Toàn cảnh Hội nghị.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Viện và các đơn vị trong Viện tích cực phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của Bộ KH&CN cùng xem xét, đánh giá nhu cầu, tính khả thi và đề xuất các nhiệm vụ KH&CN các cấp phục vụ nhu cầu thiết yếu, cấp bách của địa phương và ngành. Thực hiện Chương trình hành động của Bộ KH&CN, Viện đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong Kế hoạch công tác năm 2023 gồm: 05 nhiệm vụ cấp quốc gia trong đó có 02 nhiệm vụ cấp thiết địa phương; 01 nhiệm vụ cấp tỉnh; 19 đề tài cấp bộ được mở mới; 16 đề tài cấp cơ sở và 01 nhiệm vụ khác. Viện đã hoàn thiện 04 thuyết minh sau thẩm định kinh phí đề tài cấp Quốc gia đến thời điểm hiện tại đã được phê duyệt và ký hợp đồng 02 nhiệm vụ.
Phó Viện trưởng Giang Mạnh Khôi báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của Viện.
Các lĩnh vực nghiên cứu và triển khai của Viện được triển khai đồng đều ở các lĩnh vực: quang điện tử, công nghệ laser, công nghệ thông tin và tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, hướng nghiên cứu quang điện tử có: Công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống quét 3D vật thể bằng ánh sáng cấu trúc sử dụng mã Gray và dịch đường” đoạt Giải Nhì “Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2022 về máy quét 3D; tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023, TS. Phạm Hồng Tuấn là 1 trong 700 đại biểu đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc của cả nước được vinh danh với công trình nghiên cứu về mạ PVD (Physical Vapor Deposition, nghĩa là “sự lắng đọng hơi vật lý”).
Tính đến hết tháng 6/2023, Viện đều đạt được các mục tiêu đề ra với tỷ lệ hoàn thành từ 30-85% kế hoạch năm. Đặc biệt, mảng doanh thu từ dịch vụ khoa học đã đạt được 85% kế hoạch, đây là chỉ tiêu quan trọng giúp Viện thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó Viện trưởng Giang Mạnh Khôi cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế Viện cần khắc phục như: Viện đã xác định những hướng đi mới nhưng triển khai còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mới của Viện; công tác xã hội hóa nguồn lực còn hạn chế, sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong Viện và các đơn vị có chức năng dịch vụ trong Bộ cần phải phát huy nhiều hơn; cơ sở vật chất còn hạn chế…
Phó Viện trưởng phụ trách Hoàng Ngọc Nhân phát biểu tại Hội nghị.
Tăng cường khai thác nhiệm vụ KH&CN
Tại Hội nghị, tập thể Lãnh đạo Viện và các đơn vị trực thuộc đã có những chia sẻ tâm huyết, trao đổi về các hoạt động hiện nay, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và đóng góp ý kiến hoàn thiện báo cáo của Viện. Viện xác định nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm là: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc, thực hiện theo các nội dung của Đề án phát triển nguồn nhân lực của Viện; các đơn vị trực thuộc Viện hoàn thành việc xây dựng phương án tự chủ giai đoạn mới theo Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện có chất lượng công tác xây dựng kế hoạch năm 2024 với chủ trương tăng cường khai thác nhiệm vụ KH&CN từ các chương trình quốc gia và từ nhiều nguồn kinh phí khác ngoài Bộ KH&CN, đặc biệt từ nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội; thúc đẩy thực hiện xây dựng kế hoạch hành động cụ thể có trọng tâm, trọng điểm cũng như lộ trình triển khai để hợp tác có ý nghĩa thiết thực với viện, trường, doanh nghiệp và địa phương đã được ký kết. Cùng với đó, Viện sẽ mở rộng hợp tác với các đơn vị chức năng trong Bộ, các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước, các Sở KH&CN địa phương, doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài nhằm đề xuất các nội dung hợp tác nghiên cứu phục vụ nhu cầu của địa phương, của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của Viện và thu hút hỗ trợ phát triển các hoạt động chuyên môn. Viện xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Điều lệ với chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển.
Ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật phát biểu tại Hội nghị.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phát biểu tại Hội nghị.
Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến trao đổi tại Hội nghị, đại diện Lãnh đạo Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật và Vụ Tổ chức cán bộ đã chúc mừng những kết quả Viện đạt được trong 6 tháng đầu năm và đưa ra một số ý kiến thiết thực đối với tình hình hoạt động của Viện trong thời gian tới như vấn đề: tăng doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; thực hiện cơ chế tự chủ; chú trọng định hướng nghiên cứu trọng tâm; đề xuất về cơ sở vật chất; công tác tổ chức cán bộ.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang đã ghi nhận và biểu dương những thành tích nổi bật Viện đạt được trong 6 tháng đầu năm 2023. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ, Lãnh đạo Bộ luôn quan tâm, đồng hành, ủng hộ Viện trong hoạt động. Để khắc phục một số khó khăn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, theo Thứ trưởng tập thể Viện phải luôn đoàn kết, tìm ra các hướng đi mới trên cơ sở năng lực của Viện, tích cực tham gia hoạt động phong trào, đoàn thể, đảm bảo đời sống của cán bộ, viên chức và người lao động. Viện cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý của Bộ trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động chung của Viện, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước.
Đồng thời, Thứ trưởng chỉ đạo một số điểm Viện cần tập trung phát triển trong thời gian tới như: thực hiện cơ chế tự chủ theo yêu cầu mới; tăng cường phối hợp, tìm kiếm khai thác các nhiệm vụ từ địa phương, doanh nghiệp để tăng nguồn thu; tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu; đầu tư có trọng điểm những lĩnh vực thế mạnh của Viện để làm sao Viện có năng lực cạnh tranh lớn so với các đơn vị trong nước và quốc tế./.
Theo most.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phú Thọ, giai đoạn 2020 – 2024 đã có 123 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được phê duyệt thực hiện với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước hơn 87 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa (đối ứng của các cơ quan chủ trì, doanh nghiệp, người dân) hơn 67 tỷ đồng.