Samsung đã cho ra mắt bộ sản phẩm chip xử lý thế hệ mới Artik, phát triển cho nền tảng Internet of Things để xây dựng các thiết bị kết nối với Internet, nhằm cạnh tranh với các đối thủ như Intel, Qualcomm.
Ông Young Sohn, Chủ tịch Samsung Electronics kiêm Giám đốc chiến lược phụ trách Trung tâm Chiến lược và Sáng tạo của Samsung ở Khu công nghệ cao Menlo Park, California cho biết dòng chíp xử lý Artik là sự kết hợp phần cứng và phần mềm để giúp các công ty nhanh chóng và dễ dàng xây dựng các thiết bị có kết nối Internet.
Có ba biến thể của Artik: Artik 1, Artik 5 và Artik 10, Sự khác biệt giữa các biến thể là tốc độ và khả năng xử lý các tác vụ. Giá các loại chip dao động từ ít hơn 10USD đến dưới 100 USD. Dòng chíp Artik nhắm tới tất cả mọi thiết bị thứ từ thiết bị theo dõi đơn giản đến các thiết bị bay không người lái (Drone) và hệ thống trung tâm của nhà thông minh.
Samsung đã "đặt cược" lớn vào lĩnh vực Internet of Things (IOT), khái niệm về việc sử dụng các cảm biến và công nghệ khác nhau để móc nối bất cứ điều gì người dùng có thể nghĩ vào mạng Internet.
Hãng phân tích Gartner dự đoán số lượng các thiết bị mạng sẽ tăng lên 26 tỷ đơn vị vào năm 2020, từ khoảng 900 triệu đơn vị của năm 2009, biến các thiết bị trước đây vốn "câm lặng" một mình nay liên kết "thông minh" với nhau. Hãng IDC tính toán rằng thị trường IOT sẽ đạt doanh thu 3,04 nghìn tỷ USD vào năm 2020.
Trong tháng Tám, Samsung mua lại SmartThings, một doanh nghiệp lĩnh vực nhà thông minh mới nổi. Công nghệ của SmartThings giúp người dùng kiểm soát các thiết bị điện tử trong ngôi nhà của họ từ điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh hay các thiết bị kết nối mạng khác. Và đây là chìa khóa giúp Samsung tiến vào lĩnh vực IOT.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.