Phát biểu chỉ đạo tại Techfest - Whise 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ sẵn sàng lắng nghe và điều chỉnh chính sách, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất, ban hành, thực thi chính sách ưu đãi vượt trội, mô hình thí điểm, cơ chế đặc thù, đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của khu vực và thế giới, nơi thử nghiệm các ý tưởng KNĐMST hay mô hình kinh doanh mới.
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang quan tâm chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện tiểu dự án thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thuộc Dự án thứ hai của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng hỗ trợ, khuyến khích thanh niên DTTS&MN khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế tại địa phương.
Ngày 11/11/2023, tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia ‘Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghệ 4.0', mã số KC-4.0/19-25, giai đoạn 2019-2023 và định hướng giai đoạn đến năm 2030".
Ngày 10/11, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì tổ chức Lễ khởi công “Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất chất khử trùng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước - công suất 9.000 tấn/năm”.
35 tuổi, chị Lê Thị Hồng Phương (quê ở xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba) hiện là Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển trà UT. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo cùng niềm đam mê và khát vọng khởi nghiệp, nữ giám đốc 8X đã thành công trong việc khôi phục lại giống chè cổ búp tím trên quê hương Thanh Ba, đưa thương hiệu chè đặc biệt này đến với nhiều thị trường trong nước và quốc tế. Mới đây, Dự án “Bảo tồn và phát triển chè búp tím Thanh Ba” của chị đã đạt giải Ba Vòng chung kết to
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ và Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Ngày 18/10/2023, tại Hà Nội, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đối tác tổ chức Hội nghị “Kết nối tìm hiểu nhu cầu và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) về sở hữu trí tuệ”.
Trong giai đoạn từ năm 2021-2022, cả nước có 161 hợp đồng chuyển giao công nghệ (bao gồm cả hợp đồng được gia hạn, sửa đổi, bổ sung), với giá trị các hợp đồng khoảng trên 30 nghìn tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 5/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.
Ngày 27/9/2023 tại Geneva (Thụy Sỹ), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2023 (GII) lần thứ 16. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 46/132 nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022, và được đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Thông qua phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động KH,CN&ĐMST trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong những năm qua.
Liên kết trang
0
1
0