Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Chủ Nhật, 22/09/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Công nghệ, thiết bị sản xuất rau quả công nghệ cao theo hướng tự động hóa và tương thích điều kiện trồng tại Tây Nam Bộ


Với mục tiêu thiết kế và chế tạo được hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa đồng bộ phục vụ các khâu sản xuất, vận chuyển, thu hoạch hành tím; xây dựng hệ thống vườn sản xuất hành tím công nghệ cao phù hợp với quy mô hộ gia đình và hợp tác xã, tương thích với điều kiện trồng tại Tây Nam Bộ (TNB), PGS.TS Cao Hùng Phi cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Vĩnh Long thực hiện Đề tài “Nghiên cứu công nghệ, thiết bị sản xuất rau quả công nghệ cao theo hướng tự động hóa và tương thích điều kiện trồng tại TNB”.

Sau 2 năm nghiên cứu, nhóm thực hiện đã đạt được các kết quả như sau:

Đánh giá được thực trạng ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển rau quả nói chung và hành tím nói riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Xác định được điều kiện sinh trưởng và phát triển tối ưu của hành tím tương ứng với các quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây, trong đó chủ yếu tập trung vào ba yếu tố độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng.

Kết hợp giữa canh tác theo truyền thống lâu đời của nông dân với những thành tựu nghiên cứu hiện có. Thông qua khảo sát quá trình sản xuất hành tím tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng và những quy trình sản xuất hành tím tại các nước có nền nông nghiệp phát triển như Hà Lan, Israel, Mỹ... Nhóm tác giả đã nghiên cứu xây dựng đề xuất mô hình công nghệ, thiết bị sản xuất hành tím công nghệ cao theo hướng tự động hóa, trong đó kết hợp giữa truyền thống canh tác, điều kiện địa lý, thời thiết tại Vĩnh Châu.

Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất hành tím, từ kết quả khảo sát và nghiên cứu quy trình sản xuất hành tím, các cơ cấu máy được thiết kế nhằm thay thế các hoạt động chân tay và các dụng cụ thô sơ bằng các thiết bị được cơ khí hóa, phục vụ từng khâu trong quá trình sản xuất từ làm đất tới thu hoạch và vận chuyển. Các phần mềm tính toán, thiết kế, 52 mô phỏng chuyên dụng như Creo, Solidwork, Comsol, Mathlab đã được đội ngũ kỹ sư thiết kế sử dụng để đưa ra mô hình thiết kế đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra trước đó. Việc sử dụng các phần mềm hiện đại giúp quá trình thiết kế, chế tạo hạn chế những sai hỏng, đảm bảo cơ cấu hoạt động theo đúng yêu cầu đề ra.

Với công nghệ điều khiển tự động, điều khiển từ xa hiện nay cùng với các thiết bị cảm biến hiện đại, giúp thu thập các tín hiệu quan trắc môi trường sản xuất tốt, xử lý và đưa ra những điều khiển theo mong muốn của quá trình sản xuất hành. Với sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật của lĩnh vực điều khiển tự động và kỹ thuật nông nghiệp của quá trình chăm sóc hành tím, chương trình điều khiển tự động quá trình chăm sóc được viết; các thiết bị được lựa chọn, chế tạo, lắp ráp thành hệ thống hoàn chỉnh, vận hành tốt đáp ứng yêu cầu của quá trình chăm sóc hành tím.

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và lắp đặt thí điểm một vườn sản xuất hành tím công nghệ cao với diện tích 800 m2. Trong đó, hành tím được trồng và chăm sóc trong nhà màng với thiết kế hiện đại kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết tới điều kiện sinh trưởng của cây hành tím, bảo vệ cây trồng trước côn trùng, sâu bệnh. Giúp chủ động hơn trong thời gian canh tác và thu hoạch trái vụ nhằm nâng cao hiệu quả và lợi ích kinh tế.

Sản phẩm của Đề tài có khả năng ứng dụng cao. Tất cả các máy móc thiết bị đều được chạy thử, khảo nghiệm, đánh giá và hiệu chỉnh các thông số trước khi đưa vào sử dụng. Các lớp tập huấn và chuyển giao công nghệ đã được tổ chức cho nông dân và tổ hợp tác sản xuất hành tím tại thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.

Toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19309/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 31



BÀI VIẾT KHÁC
Ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển y tế
Ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển y tế

Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.

Ngày 02/10/2024
Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo giúp tạo ra các mô hình kinh doanh mới
Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo giúp tạo ra các mô hình kinh doanh mới

Đó là phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024) . Sự kiện do Bộ KH&CN phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chiều 30/9/2024, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024).

Ngày 02/10/2024
Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024
Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Chiều 30/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024)

Ngày 30/09/2024
Việt Nam tăng 2 bậc xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024
Việt Nam tăng 2 bậc xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024

Chiều tối ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024 - GII) năm 2024. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện.

Ngày 27/09/2024
Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững
Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ luôn đồng hành cùng Thừa Thiên Huế và các địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động để gia tăng hơn nữa đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng và của đất nước.

Ngày 22/09/2024
Phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050"
Phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050"

Theo Quyết định, mục tiêu chung là đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngày 22/09/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0