Các doanh nghiệp được vinh danh tại Lễ trao chứng nhận - Ảnh: VGP/HM
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, những doanh nghiệp được vinh danh Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 là những ngôi sao dẫn đầu xu hướng chuyển đổi số, tiên phong trong việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu khu vực và thế giới.
Qua 2 tháng phát động và triển khai, chương trình Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam năm 2024 đã nhận được sự ủng hộ, tham gia đông đảo của các doanh nghiệp. Hội đồng giám khảo đã lựa chọn 81 đề cử từ 56 doanh nghiệp để vinh danh tại 22 lĩnh vực. Trong đó có 11 đề cử "Doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỷ".
Theo thống kê, năm 2023, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đạt 142 tỷ USD, trong đó, doanh thu từ hoạt động phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin là 7,5 tỷ USD.
Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã quy tụ hơn 47.000 doanh nghiệp, tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu người.
Trong số này, doanh thu của các doanh nghiệp được vinh danh Top 10 năm nay đạt 115.469 tỷ đồng (tương đương hơn 4,7 tỷ USD). Riêng 11 "doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỷ" có doanh thu 82,251 tỷ đồng (tương đương 3,3 tỷ USD, chiếm khoảng 44% toàn ngành) và sử dụng 52.244 lao động.
Ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam chia sẻ, sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tạo nền tảng từ việc sở hữu, phát triển, ứng dụng những công cụ công nghệ tiên tiến và phát triển được lực lượng chuyên gia, kỹ sư công nghệ thông tin xuất sắc; đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhiều công ty đã có những sản phẩm AI được cấp bằng sáng chế, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.
Công thức tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số thời gian vừa qua là đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển (R&D) ứng dụng các công cụ AI như: OCR, Chatbot, Code Converter, Code Generator, Test automation... Mục tiêu chính của đầu tư cho công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, tăng tốc độ đóng gói sản phẩm; từ đó tối ưu được nguồn lực tạo ra tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.
Với sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin đã chuyển thành công nghệ số. Công nghệ số đã trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, giúp thông minh hóa, hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chỉ đạo định hướng nhằm thúc đẩy, phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số của Việt Nam. Điều này đã được cụ thể hóa thành các văn kiện quan trọng của Đảng và Chính phủ thời gian qua.
Sau lễ vinh danh, danh sách và ấn phẩm giới thiệu Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 sẽ tiếp tục được Vinasa giới thiệu đến các cơ quan của Chính phủ, bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố và trên 5.000 cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội…; đồng thời giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại có sự tham gia của 100 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.
Theo baochinhphu.vn
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Chiều ngày 13/6/2025, Cục Đổi mới sáng tạo - Bộ khoa học và Công Nghệ tổ chức Hội thảo trực tuyến Hướng dẫn thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2025.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Nắm bắt xu thế, Bảo tàng Hùng Vương (Thành phố Việt Trì) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi số toàn diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó có xây nhà máy chip, chế tạo vệ tinh, blockchain.
Đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo dựng vị thế bền vững trên thị trường.
Liên kết trang
0
2
0