Tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14). Đây là văn bản luật được Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm kịp thời luật hóa các nghĩa vụ phải thi hành ngay theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam.
Đó là ý kiến của đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Viện Khoa học kỹ thuật (KHKT) Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Công ty TNHH thế hệ mới Phú Thọ ngày 1/8. Đây là 2 đơn vị có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển thương hiệu chè Phú Thọ.
Ngày 27/7/2019 tại Forest City, Malaysia, Tập đoàn Sơn Kova tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Công nghệ sơn Nano KOVA từ vỏ trấu - Công nghệ mang tính đột phá” của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè. Hơn 100 đại biểu đến từ các nước: Singapore, Cambodia, Indonesia, Mỹ, Australia và Việt Nam đã đến tham dự Hội thảo.
Cho tới thời điểm hiện tại, theo chương trình Phát triển tài sản trí tuệ (gọi tắt là chương trình 68), Cục Sở hữu trí tuệ đã bảo hộ cho khoảng hơn 900 đối tượng có dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 72 chỉ dẫn địa lý, gần 200 nhãn hiệu chứng nhận và hơn 600 nhãn hiệu tập thể.
Ngày 24/7/2019 tại New Delhi- Ấn Độ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019. Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 3 bậc lên vị trí 42 trên 129 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2018. Thứ hạng này đã cải thiện 17 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia.
Hệ thống trả lời tự động (Chatbot) sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin, cơ chế chính sách mới nhất về Luật Chuyển giao công nghệ 2017; Nghị định 13 về Doanh nghiệp KH&CN; Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Chương trìnhphát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 (Chương trình 2075)…
Các doanh nghiệp có thể dễ đăng ký để trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN), đồng thời có thêm cơ hội tiếp nhận các chính sách ưu đãi của Nhà nước do Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN đã có hiệu lực từ ngày 20/3/2019, thay thế cho Nghị định 80/2007/NĐ-CP còn nhiều bất cập trước đây.
Thực hiện theo Quyết định số 3445/QĐ-BKHCN ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ về việc phê duyệt tổ chức chủ trì, kinh phí và thời gian thực hiện Dự án “Thông tin, truyền thông về phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên các mạng xã hội tại Việt Nam từ năm 2018 đến 2020” thuộc Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ (Chương trình 2075).
Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), Cổng TTĐT Chính phủ xin trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về định hướng, giải pháp tạo đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam.
Hệ thống Sở hữu trí tuệ (SHTT) phải được đặt trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo động lực để tăng cường đổi mới sáng tạo, thúc đẩy việc ứng dụng tri thức để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho xã hội.
Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia phải gắn kết và là một bộ phận quan trọng trong Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia. Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia phải có cách tiếp cận, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình triển khai phù hợp và không tách rời với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Tối 25/4, Lễ trao giải cuộc thi Sáng chế năm 2018 đã tổ chức tại Hà Nội vinh danh 10 sáng chế xuất sắc, ứng dụng khả thi giúp cải thiện cuộc sống của người dân và góp phần phát triển kinh tế.