Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đã tác động tích cực vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản. Qua đó, giúp ngành thủy sản nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Nhiều địa phương đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng đang là hướng đi tất yếu hiện nay. Nắm bắt xu thế này, thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nuôi trồng, chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình nuôi tôm, cá công nghệ cao xuất hiện ngày một nhiều hơn ở các địa phương như Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh Bạc Liêu, Bình Thuận…
Điển hình, như mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho thu nhập 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm. Điều đáng nói, nhờ áp dụng công nghệ mới, các bãi cát hoang chói nắng, những nương sắn cằn cọc dọc bờ biển trước đây của Xuân Phổ, nay đã trở thành những cánh đồng nuôi tôm công nghiệp trù phú. Tôm được nuôi ở đây là tôm thẻ chân trắng. Loại tôm này có khả năng chịu đựng sự thay đổi về môi trường tốt hơn so với các đối tượng thủy sản khác, đặc biệt là thời gian nuôi ngắn hơn (3 tháng/vụ). Bên cạnh đó, các hộ nuôi phải đầu tư xây dựng nhà bạt, hệ thống quạt nước, máy sục khí để đảm bảo chống chịu các điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi và đảm bảo cho việc hô hấp của tôm. Quy trình nuôi cũng rất nghiêm ngặt, từ xây dựng ao đầm, cải tạo ao, chăm sóc… đến xử lý môi trường...
Cũng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, Cà Mau đã gia tăng tổng sản lượng tôm nuôi (tôm sú, tôm thẻ), đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Hay, tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa đã mở ra sự phát triển bền vững mô hình nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp. Với quy mô 10ha mặt nước và 1.000m3 mặt đất, đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2019, sản lượng hơn 200 tấn cá thương phẩm (kích cỡ 0,5 - 1kg/con), mỗi vụ nuôi 8 - 10 tháng, doanh thu đạt khoảng 25 tỷ đồng/vụ…
Theo các chuyên gia, với nguồn lực nội tại, Việt Nam đã vươn lên Top 4 quốc gia sản xuất và cung ứng thực phẩm thủy sản hàng đầu trên thế giới, với những mặt hàng có giá trị và uy tín cao như tôm, cá tra, cà ngừ; đồng thời, nằm trong Top 10 ngành hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn hàng năm cho đất nước. Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu và nội địa khoảng 4,5 - 5 triệu tấn; tiêu thụ dạng tươi, sống khoảng 2 triệu tấn. Trong thành tích chung đó, khoa học và công nghệ đã góp một phần không nhỏ, giúp duy trì năng lực nuôi trồng, chế biến, cung cấp đa dạng thủy sản cho thế giới và trong nước. Đây vẫn tiếp tục là động lực quan trọng đưa ngành thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả hơn, nhất là trong những năm tới, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh và thị trường 100 triệu dân sẽ có nhu cầu rất lớn về thủy sản chế biến cũng như thủy sản chất lượng cao.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho rằng, thời gian tới, Chính phủ và các bộ, ngành cần thúc đẩy, hỗ trợ mạnh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thủy sản. Cụ thể, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động nuôi tôm ở Việt Nam nhằm giúp người nuôi tôm tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin (kỹ thuật nuôi, giá cả và thông tin thị trường), kết nối thị trường (trao đổi hàng hóa, mua sắm thiết bị, công nghệ), trao đổi kinh nghiệm; triển khai sàn giao dịch điện tử cho con giống…
Theo vista.gov.vn
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Đó là phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024) . Sự kiện do Bộ KH&CN phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chiều 30/9/2024, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024).
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024)
Chiều tối ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024 - GII) năm 2024. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện.
Với mục tiêu thiết kế và chế tạo được hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa đồng bộ phục vụ các khâu sản xuất, vận chuyển, thu hoạch hành tím; xây dựng hệ thống vườn sản xuất hành tím công nghệ cao phù hợp với quy mô hộ gia đình và hợp tác xã, tương thích với điều kiện trồng tại Tây Nam Bộ (TNB), PGS.TS Cao Hùng Phi cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Vĩnh Long
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ luôn đồng hành cùng Thừa Thiên Huế và các địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động để gia tăng hơn nữa đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng và của đất nước.