Trước bối cảnh mới với nhiều chuyển biến mạnh mẽ tác động đến mọi mặt của kinh tế - xã hội, việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) là hết sức cần thiết. Mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xử lý các bất cập, vướng mắc còn tồn tại, thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết quốc tế, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động SHTT, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng.
Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu ý kiến tại hội thảo về phổ biến chính sách, pháp luật sở hữu trí tuệ
Luật SHTT được ban hành năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật về SHTT của Việt Nam. Đạo luật này đã thay đổi toàn bộ cấu trúc của hệ thống các văn bản pháp luật trước đây về SHTT, chuyển từ hệ thống các văn bản pháp luật đơn hành thành một đạo luật chuyên ngành thống nhất, đồng bộ, làm nền tảng pháp lý cơ bản để điều chỉnh các vấn đề có liên quan việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Do đây là một đạo luật được ra đời trong bối cảnh kế thừa và khắc phục các hạn chế của các luật đơn lẻ trước đó, đồng thời tiếp thu những tiến bộ cũng như đáp ứng các yêu cầu khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho nên về cơ bản, nội dung của Luật SHTT đã bảo đảm tiêu chuẩn về tính đầy đủ và hiệu quả.
Tuy nhiên, trước bối cảnh mới với nhiều chuyển biến mạnh mẽ tác động đến mọi mặt của kinh tế - xã hội như quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, làn sóng của cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng cũng như mục tiêu hướng tới một Chính phủ kiến tạo, việc sửa đổi Luật SHTT trong giai đoạn hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là “hoàn thiện thể chế về SHTT theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền SHTT được bảo vệ và thực thi hiệu quả”. Theo đó, mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT là nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xử lý các bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành; nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động SHTT của Việt Nam; bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật SHTT, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Vừa qua, đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT đã chính thức được Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 với dự kiến sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV vào tháng 6-2022. Hiện nay, đề cương các điều khoản cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT đang bắt đầu được dự thảo và sẽ đăng tải, lấy ý kiến rộng rãi trong thời gian tới.
Nội dung sửa đổi Luật SHTT lần này cơ bản sẽ tập trung vào các nhóm chính sách lớn, bao gồm: Bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền; khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký và xác lập quyền; bảo đảm mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng; tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về SHTT; nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi quyền SHTT; bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.
Đây là các nhóm chính sách lớn có tác động đến quan điểm, cách tiếp cận và hướng xử lý đối với cả hệ thống SHTT, bắt đầu từ các khâu sáng tạo, xác lập quyền, bảo hộ quyền, khai thác và thực thi quyền SHTT. Trong mỗi nhóm chính sách sẽ có những vấn đề bất cập của các đối tượng quyền SHTT khác nhau. Thí dụ, các quy định liên quan xác định chủ thể nắm giữ quyền tài sản sẽ được quy định rõ ràng và cụ thể hơn, giúp cho quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng trong các hợp đồng chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan được thuận lợi hơn. Các quy định liên quan việc xác định quyền sở hữu, quyền khai thác đối với các nghiên cứu khoa học do Nhà nước đầu tư vốn sẽ được quy định rõ ràng và chi tiết hơn, để từ đó khuyến khích việc biến các kết quả nghiên cứu thành các tài sản được bảo hộ quyền SHTT, tạo tiền đề để khai thác thương mại đối với các tài sản này trên thị trường hiệu quả hơn. Các quy định trong Luật SHTT chưa hoàn toàn tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay các quy định chưa có nhưng phải thi hành theo cam kết quốc tế (như bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, cơ chế đền bù cho chủ sở hữu sáng chế do chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành thị trường của dược phẩm là sáng chế...) cũng sẽ được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Có thể nói, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực SHTT là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện hệ thống SHTT nói riêng và trong lộ trình lồng ghép vấn đề SHTT trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nếu được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở vừa đáp ứng nhu cầu nội tại của đất nước, vừa phù hợp trình độ phát triển kinh tế và bảo đảm tính tương thích với xu hướng phát triển chung về SHTT toàn cầu, chính sách SHTT mới thật sự trở thành một động lực của kinh tế tri thức, của khoa học - công nghệ, để từ đó kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ tiếp tục là động lực cho sự vươn mình của đất nước.
Theo most.gov.vn
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Đó là phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024) . Sự kiện do Bộ KH&CN phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chiều 30/9/2024, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024).
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024)
Chiều tối ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024 - GII) năm 2024. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện.
Với mục tiêu thiết kế và chế tạo được hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa đồng bộ phục vụ các khâu sản xuất, vận chuyển, thu hoạch hành tím; xây dựng hệ thống vườn sản xuất hành tím công nghệ cao phù hợp với quy mô hộ gia đình và hợp tác xã, tương thích với điều kiện trồng tại Tây Nam Bộ (TNB), PGS.TS Cao Hùng Phi cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Vĩnh Long
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ luôn đồng hành cùng Thừa Thiên Huế và các địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động để gia tăng hơn nữa đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng và của đất nước.