Ảnh minh họa.
Mọi người đều biết khoai lang rất giàu dinh dưỡng nhưng điều đặc biệt hơn loại củ này đứng đầu bảng trong danh sách 20 loại rau quả có tác dụng chống ung thư của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật bản.
Khoai lang rất giàu tinh bột, carotene, kali, sắt và 10 loại nguyên tố vi lượng, có thể bảo vệ sự toàn vẹn về cấu trúc các tế bào biểu mô của con người, ức chế hoạt động của virus, ngăn chặn sự sản sinh Nitrosamine trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, nó còn có thể loại bỏ độc tính của thủy ngân, cadmium, asen và các hiệu ứng độc hại khác gây ra bởi thức ăn và môi trường, ngăn chặn quá trình gây ung thư của các kim loại độc hại.
Khoai lang được các chuyên gia gọi là thực phẩm chức năng có dinh dưỡng cân bằng nhất.
Đồng thời, khoai lang có chứa DHEA có thể ngăn ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ. DHEA là một loại hoócmôn vượt trội trong cơ thể con người và đóng vai trò quan trọng trong nhiều bộ phận của cơ thể.
Những điều cần chú ý khi ăn khoai lang
Không nên ăn khoai sống
Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...
Nên ăn khoai lang vào bữa trưa
Lượng canxi trong khoai lang cần khoảng 4-5 giờ đồng hồ để cơ thể hấp thu, trong khi đó ánh sáng Mặt Trời buổi chiều lại có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Vì vậy, ăn khoai lang vào buổi trưa, canxi có thể hấp thu hết trước bữa ăn tối, không ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn của bữa tối.
Khi ăn khoai lang vào mùa Đông
Không nên ăn khi bụng trống rỗng. Nếu ăn khoai lang khi bụng đói sẽ nhiều khả năng xuất hiện tình trạng tình trạng trào ngược axit, ợ nóng bởi khoai lang có chứa lượng carbohydrate tương đối cao, có độ ngọt nhất định, làm tăng khả năng trào ngược.
Không nên ăn quá 3 lạng khoai mỗi ngày. Thêm vào đó, nếu xuất hiện tình trạng trào ngược axit có thể chia 3 lạng thành các bữa nhỏ.
Không nên ăn khoai lang với những món ngọt khác. Khoai lang bản thân là một loại thực phẩm ngọt, nếu ăn thêm cùng một loại thực phẩm ngọt khác sẽ khiến tăng khả năng xuất hiện tình trạng trào ngược.
Bệnh nhân tiêu chảy và những bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang./.
Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân và giảm lượng mỡ thừa, hãy tham khảo mẹo ăn uống dưới đây.
Làm thế nào để có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, giảm được tình trạng béo phì của mình trong khi trong nhà lại không có đầy đủ dụng cụ, cũng không có đủ thời gian và tiền bạc để đi đến các phòng tập gym.
Có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì sức khỏe, cải thiện năng lực và trí tuệ…
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ…
Đi bộ không những tốt cho thể lực mà còn cho trí não. Thật sự có một sự hổ tương tuyệt vời giữa cơ thể và tinh thần. Đi bộ trong 30 phút và nhiều lần trong tuần giúp giải stress, tinh thần được phấn khởi, ngoài ra giúp tăng cường trí nhớ và trên hết là thuốc liệu pháp an thần “thiên nhiên”.
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…