Ngày 13/9, Vòng chung kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam 2017 (Swiss Innovation Challenge - SIC) đã diễn ra tại TPHCM với sự tranh tài của 21 đội thi, được chọn lọc từ vòng sơ loại trong suốt 9 tháng qua.
Một đội dự thi Swiss Innovation Challenge Vietnam 2017 (SICV). Ảnh: doimoisangtao.vn
Các đội thi mang đến Vòng chung kết những dự án là các ý tưởng, mô hình đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp xuất sắc nhất thuộc nhiều lĩnh vực, từ quản lý doanh nghiệp, tổ chức giáo dục đến các cải tiến đầy sáng tạo trong các ngành dịch vụ tài chính, giải trí, giao thông... Trải qua 9 tháng thi đấu, với sự huấn luyện, thử thách từ các chuyên gia trong và ngoài nước nhiều kinh nghiệm, các doanh nhân thành đạt, cố vấn, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, các đội đã có cơ hội hoàn thiện ý tưởng của mình để các ý tưởng sắc bén hơn, khả thi hơn, hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.
Tại Vòng chung kết, các đội đã lần lượt trình bày các ý tưởng, mô hình cũng như trả lời phản biện của Hội đồng giám khảo. Với tính quốc tế hóa được ưu tiên, năm nay các đội đều viết và hoàn thiện dự án, thuyết trình và trả lời các câu hỏi hoàn toàn bằng tiếng Anh trước hội đồng giám khảo quốc tế; các đội được thực tập cơ hội gọi vốn, quảng bá dự án ở sân chơi quốc tế.
Tối cùng ngày, Ban Tổ chức Cuộc thi đã tổ chức Gala công bố kết quả và trao giải cho các mô hình, ý tưởng xuất sắc nhất. Kết quả, giải Nhất với phần thưởng 15.000 USD thuộc về “Share Car For Ads”, là cầu nối công nghệ cho những thương hiệu muốn quảng cáo trên xe.
Giải Nhì nhận 5.000 USD thuộc về “DropDeck”, là một nền tảng công nghệ thông minh chuyên tính điểm, xếp hạng các doanh nghiệp đang gọi vốn, giúp nhà đầu tư tìm và đánh giá doanh nghiệp tiềm năng với tốc độ và độ tin cậy cao nhất.
Giải Ba nhận 3.000 USD, thuộc về “Smart assembling parking lot”, một hệ thống độc nhất kết hợp công nghệ IoT, tối ưu hoàn toàn không gian, tăng 175% chỗ đậu xe trên một mặt bằng ngang và có khả năng mở rộng thêm nhiều tầng. Ngoài ra, Ban Tổ chức đã trao giải cho dự án có tính quốc tế hóa cao nhất cho “DropDeck” với phần thưởng 5.000 USD.
SIC là Cuộc thi do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, đã kéo dài ở châu Âu suốt 10 năm qua. Tại Việt Nam, Cuộc thi được tổ chức từ năm 2015, thông qua Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ và Chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh - chuyên ngành tư vấn quản lý quốc tế và đổi mới sáng tạo EMBA-MCI (Đại học Bách khoa TPHCM).
Bà Nguyễn Thị Ánh Phương, Giám đốc Chương trình EMBA-MCI Việt Nam cho biết: Quy mô và tính quốc tế của Cuộc thi liên tục được mở rộng hướng đến mục tiêu tìm kiếm ý tưởng, mô hình đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp xuất sắc cho cả Việt Nam và ASEAN, đồng thời kết nối cộng đồng khởi nghiệp, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho mọi lứa tuổi và thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp thực sự. Hiện nay, Cuộc thi SIC Việt Nam là chương trình duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á tiếp cận một cách toàn diện và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, kỹ thuật công nghệ mới.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.