Chiều ngày 23/4, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học tỉnh tổ chức Hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2023 dự báo, đề xuất các giải pháp nâng cao tỷ lệ đóng góp TFP giai đoạn 2025 - 2030”, dưới sự chủ trì của Thạc sỹ Khổng Danh Đạt, PGĐ Sở - Chủ tịch Hội đồng.
Thạc sỹ Khổng Danh Đạt, PGĐ Sở KH&CN - Chủ tịch Hội đồng
Năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (Total Factor Productivity) là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng của một nền kinh tế, với sự đóng góp của các yếu tố như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, chất lượng vốn đầu tư, kỹ năng quản lý, khoa học và công nghệ,… Với mục tiêu nghiên cứu, đánh giá được tốc độ tăng của năng suất yếu tổ tổng hợp (TFP) và tỉ trọng đóng góp TFP và tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ giao đoạn 2016-2020, 2020-2023 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP và tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2025-2030. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lương Chất lượng Phú Thọ, đơn vị chủ trì thực hiện đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu các phương pháp tính toán tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng hợp, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Tính toán đóng góp của năng suất các yêu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2023; Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất các yêu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao tỷ lệ đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2025-2030
Trong thời gian triển khai thực hiện dự án nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu và nghiên cứu đánh giá trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2024, đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP là 39,54%; giai đoạn 2021-2024 trên 44%. Căn cứ vào tính toán, phân tích số liệu về tăng trưởng, năng suất lao động, vốn, lao động, TFP trong giai đoạn 2016-2024 và tình hình kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng, dự báo trong 5 năm tới 2025-2030, kinh tế của tỉnh có nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: Tạo sự bứt phá trong tăng trưởng kinh tế; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý; phát triển công nghiệp theo chiều sâu về chất lượng, hiệu quả; việc khai thác tài nguyên và không gian phát triển còn nhiều dư địa nhưng chưa được tối ưu. Những yếu tố này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp phù hợp nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 55%; tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt tối thiểu 50%; quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt đạt 80%. Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 40% trong tổng số doanh nghiệp.
Trên cơ sở những mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết số 57-NQ/TW đặt ra, việc thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nâng cao TFP sẽ là cơ sở để nâng cao sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ theo chiều sâu, bền vững và hướng tới những mục tiêu dài hạn.
Đại diện đơn vị chủ trì báo cáo kết quả thực hiện đề tài
Tại Hội nghị, đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài đã trình bày Báo cáo tổng kết kết quả triển khai thực hiện đề tài. Báo cáo thể hiện khoa học, đầy đủ, phản ánh quá trình triển khai thực hiện, kết quả đạt được theo quyết định và thuyết minh được phê duyệt. Hội đồng Khoa học đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chủ trì đề tài. Kết luận tại hội nghị, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất đánh giá nghiệm thu kết quả của dự án xếp loại Đạt ./.
baophutho.vnNgày 15/4, Công ty cổ phần Công nghệ Chống giả Việt Nam (ACTIV) phối hợp Techfest Việt Nam tổ chức hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”.
Ngày 11/4/2025, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh Hợp tác xã tiêu biểu, trao giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã - CoopStar Awards 2025. Tỉnh Phú Thọ vinh dự có 3 đơn vị là HTX Mì gạo Hùng Lô; HTX Nông nghiệp thực phẩm Thanh Lâm Phú Thọ và Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) thị trấn Thanh Sơn được vinh danh.
Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030
Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Liên kết trang
0
1
0