Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Hiện nay, truy xuất nguồn gốc đang trở thành xu thế tất yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và yêu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao. Theo đó, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia (Cổng thông tin) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam. Cổng thông tin được xây dựng và vận hành bởi Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (thuộc Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia).
Các chuyên gia đánh giá, trước khi Cổng thông tin được vận hành, các hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức riêng lẻ, thiếu tính kết nối và chuẩn hóa. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình đăng ký, truy xuất dữ liệu và xuất khẩu hàng hóa.
Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. (Ảnh chụp màn hình).
Cổng thông tin mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước hết là đối với doanh nghiệp: Cổng thông tin tạo nền tảng kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc tập trung, giúp doanh nghiệp dễ dàng công bố và quản lý thông tin sản phẩm; Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi hàng hóa có thông tin truy xuất nguồn gốc rõ ràng sẽ dễ dàng được chấp nhận tại thị trường quốc tế; Đáp ứng yêu cầu pháp lý do nhiều thị trường như EU, Mỹ yêu cầu sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc đầy đủ.
Đối với người tiêu dùng: Cổng thông tin giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR; Tăng niềm tin vào sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm và hàng tiêu dùng; Bảo vệ quyền lợi bởi nếu xảy ra vấn đề về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin để đưa ra quyết định phù hợp…
Cho đến nay, Cổng thông tin đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Song song với việc vận hành, công tác tuyên truyền, đào tạo về truy xuất nguồn gốc tiếp tục được đẩy mạnh, giúp doanh nghiệp, địa phương hiểu rõ lợi ích và phương thức triển khai truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả. Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia cùng các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu kết nối với Cổng, đảm bảo hệ thống được khai thác tối đa lợi ích.
Việc vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia là một trong những bước đi quan trọng trong quá trình nâng cao tính minh bạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường. Trong thời gian tới, công tác triển khai, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, giúp truy xuất nguồn gốc thực sự trở thành công cụ hữu ích trong quản lý sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Nguồn: Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia đã thực hiện tốt công tác chuyên môn về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp...
Liên kết trang
0
1
0