Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030.
Tham dự Hội thảo có TS. Nguyễn Thị Lệ Hoa, Viện Năng suất chất lượng Việt Nam; ông Nguyễn Hoàng Anh, Chi cục Phó Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; đại diện các Sở, ngành: Nông nghiệp và Môi trường; Công thương; Tài chính; Xây dựng; Y tế; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Cục Thống kê.
Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) là một cách đo năng suất của cả vốn lẫn lao động cùng lúc trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế.
Qua quá trình đánh giá của các chuyên gia năng suất cho thấy, trong giai đoạn 2016-2024, tốc độ tăng TFP của Phú Thọ đạt 3,04%/năm; giai đoạn 2021-2024 tăng 3,44%/năm. Đây là kết quả tương đối khá và phù hợp với xu thế. Việc triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đã giúp cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh cải tiến sản xuất, nâng cao khả năng quản trị, quản lý sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng. Các hoạt động ứng dụng đã góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thúc đẩy xuất khẩu.
Hội thảo đã nghe các báo cáo và ý kiến thảo luận của các đơn vị tham gia dự hội thảo. Từ đó có những đề suất giải pháp nâng cao tỷ lệ đóng góp TFP của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo 2025-2030.
Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia đã thực hiện tốt công tác chuyên môn về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp...
Liên kết trang
0
1
0