Microsoft và đối tác lựa chọn 8 ứng cử viên khởi nghiệp đầu tiên
8 hồ sơ dự án từ các doanh nghiệp đã được Microsoft, Expara Việt Nam và Công ty TNHH Customer Loyalty and Acquisition Services (CLAS) chính thức công bố là các ứng cử viên khởi nghiệp đầu tiên. Thông tin này được các đơn vị công bố các đơn vị đi tiếp vào vòng trong tại Lễ giới thiệu trung tâm CLAS Expara Accelerator tại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Quá trình thẩm định hồ sơ nhận từ các Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam kể từ 2/11/2015 đến hết 20/11/2015. Theo hồ sơ nhận từ các doanh nghiệp khởi nghiệp cần hỗ trợ vốn, trải qua 2 vòng sơ khảo và chung khảo, Hội đồng giám khảo của chương trình bao gồm Microsoft và các đối tác Expara, CLAS đã chấm điểm ý tưởng và chấp nhận 8 hồ sơ dự án từ các doanh nghiệp là: BinPon, CLAS Healthcare, CloudJet Solutions, DataFirst, Mimosa Technology, MegaNet, Online Interactive Training Services, Rockit English. Những hồ sơ kể trên được đánh giá hoàn toàn phù hợp các tiêu chí của chương trình “CLAS Expara Startup Accelerator” 2016.
Được biết Trung tâm CLAS Expara Accelerator được thành lập nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp khởi nghiệp để có thêm công cụ, tư liệu, tư vấn từ các thành viên thuộc chương trình. CLAS Expara Startup Accelerator là dự án hỗ trợ gia tăng năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, do Microsoft Việt Nam khởi xướng, kết hợp với Expara - công ty tiên phong hàng đầu của Singapore chuyên cung cấp vốn khởi nghiệp, thúc đẩy và là vườn ươm doanh nghiệp; và CLAS - Công ty Khởi nghiệp của Trung tâm Sáng tạo SHTP Microsoft Việt Nam, công ty dịch vụ phần mềm công nghệ cao chuyên tận dụng công nghệ Di động và Mạng đỉnh cao kết hợp với phần mềm do công ty tạo ra nhằm đáp ứng theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Tham dự sự kiện công bố thành lập Trung tâm có ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc khối Phát triển Ứng dụng Microsoft Việt Nam; Ông Phạm Trần Anh, Giám đốc khối Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Microsoft Việt Nam; Ông Douglas Abrams, Tổng Giám đốc Expara Việt Nam; Ông Phạm Chí Thành, Chủ tịch Ban cố vấn CLAS Việt Nam; Ông Nathaniel Rettenmayer, Chuyên gia kinh tế, Lãnh sự quán Hoa Kỳ; Ông Gary Tseng, Tổng Giám đốc và Bà Ngô Thùy Anh, Phó Chủ tịch khối quan hệ quốc tế Phú Mỹ Hưng; Ông Nguyễn Hữu Phúc, Giám đốc Trung tâm Thẻ Sacombank; Tiến sĩ Nguyễn Minh Thành, Giám đốc TT sáng tạo Microsoft SHTP cùng đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự chương trình.
Phát biểu tại lễ ra mắt Trung tâmCLAS Expara Accelerator,ông Phạm Trần Anh, Giám đốc khối Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Microsoft Việt Namcho biết: “Việt Nam là thị trường có tiềm năng tăng trưởng lớn, cùng dân số trẻ, đông, năng động và nhiều nhân tài, các hồ sơ đăng ký tham dự chương trình đã chứng tỏ điều này. Các Doanh nghiệp khởi nghiệp ứng cử đã thể hiện nhiều ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết những bài toán hết sức thực tế tại thị trường trong nước. Và đây là mấu chốt để Microsoft cùng đối tác mong muốn chung tay cùng các dự án này”.
Trong khuôn khổ chương trình CLAS Expara Startup Accelerator, Microsoft Việt Nam cung cấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cơ hội sử dụng miễn phí công nghệ Microsoft, các gói Bizspark và Bizspark Plus, với tổng trị giá lên tới 147.000 USD trong vòng 3 năm.
Microsoft cũng làm việc các doanh nghiệp khởi nghiệp để phát triển kế hoạch tiếp cận thị trường cho các giải pháp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hơn thế, Microsoft sẽ hỗ trợ bán hàng cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp. CLAS sẽ cung cấp các công cụ, tư vấn hỗ trợ và công tác vận hành thường nhật cho các Doanh Nghiệp tham dự chương trình Accelerator.
Về phía Expara, công ty sẽ cung cấp các buổi hội thảo chuyên ngành về sở hữu Doanh nghiệp, lập kế hoạch và xây dựng mô hình vận hành cho doanh nghiệp, các chiến lược cạnh tranh, quản lý và gọi vốn tài chính Liên doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với tổng trị giá khoảng 10.500 USD cho mỗi Doanh nghiệp. Expara Ventures III sẽ đầu tư 1 khoản tiền trị giá khoảng 10 nghìn USD cho các doanh nghiệp có triển vọng sau thẩm định trung hạn của Accelerator và sẽ đầu tư lên tới 500.000 USD cho Doanh nghiệp đạt yêu cầu xuất sắc trong ngày trình diễn chung cuộc (phụ thuộc vào phê duyệt của ủy ban đầu tư và năng lực thực tế của doanh nghiệp).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Phát triển ứng dụng Microsoft Việt Namnhấn mạnh: “Sứ mệnh của Microsoft tại Việt Nam là cùng các đối tác nỗ lực trao quyền cho các tổ chức và doanh nghiệp có được năng suất cao hơn, sáng tạo hơn. Chúng tôi đặc biệt mong muốn hỗ trợ giới trẻ và các tổ chức khởi nghiệp tại thị trường trong nước. Mong rằng những hỗ trợ của Microsoft sẽ trao quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp biến đổi tương lai và tiếp tục phát triển nền kinh tế đất nước thông qua những chương trình hợp tác công nghệ”.
Qua các hoạt động tích cực, Microsoft đang tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam qua việc trao quyền cho họ, gia tăng năng suất cho họ nhằm giúp họ làm được nhiều hơn, đạt kết quả cao hơn, qua đó góp phần phát triển kinh tế Việt Nam - nơi Microsoft đang hoạt động.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.