Một số bệnh mắt cấp tính thường gặp do vi khuẩn gây ra như viêm mi mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc… và có thể dùng thuốc để điều trị tại chỗ.
Một số kháng sinh sau thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn mắt như: tetracylin, gentamycin...
Tetracyclin
Thuốc được bào chế ở dạng thuốc mỡ 1%, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, điều trị đại trà bệnh mắt hột ở vùng có dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Khi bị nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu, người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, tra thuốc mỡ 3 - 4 lần/ngày. Dự phòng viêm kết mạc trẻ sơ sinh (khi mới đẻ), sau khi lau sạch mắt bằng gạc tiệt khuẩn, tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất, nhắmmắt và xoa nhẹ để giúp cho mỡ trải rộng.
Đối với bệnh mắt hột, để điều trị ngắt quãng, người lớn và trẻ em tra thuốc mỡ vào từng mắt hai lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc 1 lần/ngày trong 10 ngày. Mỗi tháng tra thuốc như trên trong 6 tháng liền. Nhắc lại nếu cần thiết.
Điều trị tăng cường liên tục, người lớn và trẻ em, tra thuốc mỡ vào từng mắt, hai lần/ngày, trong ít nhất 6 tuần.
Cần lưu ý, không dùng cho người mẫn cảm với nhóm kháng sinh tetracyclin. Khi dùng kéo dài, có thể dẫn đến tăng phát triển các vi sinh không nhạy cảm (cần thận trọng). Một số tác dụng không mong muốn khi tra thuốc như phát ban, cảm giác châm đốt (hiếm gặp) hoặc nóng rát...
Gentamycin
Đây cũng là một kháng sinh được dùng trong viêm mi mắt, viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc dạng dung dịch có nồng độ 0,3%. Đối với các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, người lớn và trẻ em nhỏ mắt một giọt, hai giờ/lần. Khi bệnh đã được kiểm soát cần giảm bớt số lần tra và tiếp tục tra thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn. Đối với nhiễm khuẩn nặng, người lớn và trẻ em nhỏ mắt 1 giọt mỗi giờ. Khi bệnh được kiểm soát, giảm bớt số lần tra rồi tiếp tục thêm 48 giờ sau khi đã khỏi hoàn toàn.
Thận trọng khi dùng kéo dài (vì có thể dẫn đến quá mẫn ở da và xuất hiện vi sinh kháng thuốc kể cả nấm). Thuốc có thể gây bỏng rát, cảm giác châm đốt, ngứa, viêm da.
Cloramphenicol
Thuốc có hai dạng dung dịch (với nồng độ 0,4%) và mỡ tra mắt (nồng độ 1%), được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc.
Không dùng thuốc cho các trường hợp quá mẫn với thuốc, suy tủy, trẻ sơ sinh (vì dùng thuốc lâu dài có thể gây suy tủy). Vì vậy đối với các trường hợp có dấu hiệu suy tủy, viêm thần kinh thị giác… phải thận trọng khi dùng thuốc.
Cách dùng, khoảng 3 - 6 giờ tra 1 lần, sau 48 giờ có thể giảm liều tùy theo hiệu quả điều trị. Thuốc hiếm khi gây kích thích tại mắt.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc trên phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân và giảm lượng mỡ thừa, hãy tham khảo mẹo ăn uống dưới đây.
Làm thế nào để có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, giảm được tình trạng béo phì của mình trong khi trong nhà lại không có đầy đủ dụng cụ, cũng không có đủ thời gian và tiền bạc để đi đến các phòng tập gym.
Có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì sức khỏe, cải thiện năng lực và trí tuệ…
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ…
Đi bộ không những tốt cho thể lực mà còn cho trí não. Thật sự có một sự hổ tương tuyệt vời giữa cơ thể và tinh thần. Đi bộ trong 30 phút và nhiều lần trong tuần giúp giải stress, tinh thần được phấn khởi, ngoài ra giúp tăng cường trí nhớ và trên hết là thuốc liệu pháp an thần “thiên nhiên”.
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…