Khai thác thành công lỗ hổng, hacker có thể thoát khỏi môi trường ảo hóa, tiếp cận hệ thống thực và xâm nhập tất cả máy ảo đang được hệ thống thực đó "nuôi dưỡng".
Lỗi bảo mật Venom đe dọa nhiều nền tảng máy ảo như Xen, KVM, QEMU, tiếp tay cho hacker tấn công hệ thống thực và chiếm quyền điều khiển.
Được khám phá bởi các chuyên gia từ Hãng bảo mật CrowdStrike, lỗ hổng bảo mật thuộc cấp độ "rất nguy hiểm" và nghiêm trọng này được đặt tên Venom (CVE-2015-3456).
Khai thác thành công lỗ hổng, hacker có thể thoát khỏi môi trường ảo hóa, tiếp cận hệ thống thực và xâm nhập tất cả máy ảo đang được hệ thống thực đó "nuôi dưỡng".
Lỗ hổng này nằm trong một bộ điều khiển đĩa (disk controller) cấp thấp dùng trong nhiều nền tảng ảo hóa và ứng dụng gồm Xen, KVM, phần mềm QEMU. Hacker chỉ cần có tài khoản Khách (Guest) để khai thác.
Bên cạnh đó, nó ảnh hưởng lên nhiều nền tảng máy ảo trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, Mac OS X. Tuy nhiên, các nền tảng ảo hóa VMware, Microsoft Hyper-V, và Bochs không bị ảnh hưởng bởi Venom.
Theo CrowdStrike, hầu hết các lỗ hổng bảo mật trước đây của nền tảng máy ảo (VM) đều ở dạng có thể bị khai thác khi máy ảo không có cấu hình mặc định, hay trong các cấu hình không thể dùng trong môi trường bảo mật. Một số lỗi khác chỉ gây nguy hiểm cho một nền tảng ảo hóa, hoặc kẻ tấn công không thể tùy ý thực thi mã gây hại. Tuy nhiên, lỗ hổng Venom thuộc dạng "cá biệt", nó đe dọa hàng loạt nền tảng máy ảo, ảnh hưởng các cấu hình mặc định, cho phép thực thi mã gây hại.
Các nhà cung cấp giải pháp ảo hóa đã vá lỗi Venom. Các chuyên gia khuyến cáo các nhà cung cấp dịch vụ cần cập nhật ngay hệ thống của mình, đặc biệt là những người dùng các máy chủ riêng ảo.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.