Ngày 29/3/2017, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (91 Trần Hưng Đạo) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán và công nghệ sinh học (Analytica Vietnam 2017) do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ KH&CN) phối hợp với Tổ chức Dịch vụ Hội chợ Triển lãm Quốc tế - IMAG thuộc Tập đoàn Messe Munchen (CHLB Đức) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ KH&CN. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến hết ngày 31/3/2017.
Cắt băng khai mạc Analytica Vietnam 2017
Đến dự Lễ khai mạc Analytica Vietnam 2017 có: Ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ KH&CN; Ông Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam; Ông Welfgang Maning - Phó Đại sứ, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam; Ông Lê Xuân Định - Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Ông Nguyễn Hữu Thiện - Chủ tịch Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam; Bà Susanne Groell - Giám đốc Triển lãm Analytica, đại diện tập đoàn Messe Munchen, CHLB Đức cùng các đại diện lãnh đạo các Bộ, cục, vụ, viện; lãnh đạo sở KH&CN các tỉnh, thành phố, đại diện lãnh đạo các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực liên quan; đại diện các quan truyền thông trung ương và địa phương.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh phát biểu tại Lễ khai mạc Analytica Vietnam 2017
Phát biểu tại Lễ khai mạc Analytica Vietnam 2017, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết: “Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, chất lượng của công tác phân tích, thí nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cũng như đối với công tác kiểm tra, kiểm soát, giám định chất lượng, công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, công tác phân tích phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. Chất lượng công tác phân tích, giám định, chẩn đoán cần thiết phải được nâng cao hơn nữa để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của cuộc sống như: phát hiện nhanh độc tố trong nước và thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu, cúm gia cầm H5N1, H7N9.... Điều này đòi hỏi phải có những công nghệ và thiết bị phục vụ phân tích, chẩn đoán hiện đại, có độ chính xác và độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hầu hết những công nghệ và thiết bị thí nghiệm phục vụ phân tích, chẩn đoán, nghiên cứu công nghệ sinh học có trình độ cao, đều chưa sản xuất được ở trong nước. Đa số các thiết bị này đều phải nhập khẩu từ các nước phát triển do đó việc tổ chức Analytica Việt Nam 2 năm/lần là một hoạt động có ý nghĩa và cần thiết giúp các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp, các bệnh viện, các cơ sở dịch vụ phân tích, kiểm định, chẩn đoán của Việt Nam có điều kiện tiếp cận với những công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, tìm kiếm đối tác nước ngoài tin cậy, mở rộng hợp tác, đổi mới công nghệ, phát triển công tác chẩn đoán, phân tích, nghiên cứu KH&CN, phát triển sản xuất kinh doanh”.
Triển lãm là cơ hội tăng cường hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, đầu tư, tìm kiếm hỗ trợ của các nước phát triển và các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu, giúp cho các tổ chức KH&CN Việt Nam, các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ phân tích, kiểm định, chẩn đoán, các hiệp hội, ngành nghề có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu thông tin về những công nghệ và thiết bị tiên tiến hiện đại trên thế giới; có thể trực tiếp giao lưu, trao đổi, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ phân tích, chẩn đoán nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nghiên cứu khoa học, bảo vệ sức khỏe con người.
Cũng tại Lễ khai mạc, Bà Susanne Groedl, Giám đốc Triển lãm Analytica của Tập đoàn Messe Muchen cho biết: Analytica Việt Nam là một phần của mạng lưới các hội chợ thương mại của Messe Munchen trong lĩnh vực phân tích và thiết bị phòng thí nghiệm. Bên cạnh triển lãm Analytica ở Munich được phát triển năm 1968, chúng tôi cũng tổ chức triển lãm tại các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á. Analytica Trung Quốc cũng như Analytica Anacon Ấn Độ và Ấn độ Lab Expo đã trở thành các triển lãm hàng đầu trong khu vực. Analytica Việt nam là một trong những viên ngọc quý trong mạng lưới Analytica của chúng tôi. Thị trường Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và rất tiềm năng để đầu tư. Điều này được phản ánh mạnh mẽ trong kỳ triển lãm thương mại và nó khiến cho Analytica Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhiều công ty hoạt động quốc tế.
Bà Susanne Groell - Giám đốc Triển lãm Analytica, đại diện tập đoàn Messe Munchen, phát biểu tại Lễ khai mạc
Triển lãm năm nay thu hút lượng lớn gian hàng của 120 đơn vị là các cơ quan, tổ chức, nhà sản xuất, cung cấp chuyên nghiệp hàng đầu về công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán và công nghệ sinh học đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Anh, Ấn Độ, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Italia, Malaysia, Pháp, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Các gian hàng từ Trung Quốc, Đức và một quốc gia mới từ Singapore hứa hẹn sẽ là những sự hiện diện đáng chú ý. Và đây cũng là lần đầu tiên có sự tham gia của các đơn vị từ Nga và Bulgaria.
Các sản phẩm, công nghệ tiên tiến và giải pháp mới nhất được giới thiệu tại triển lãm Analytica 2017 thuộc các lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực Công nghệ phân tích: các thiết bị phân tích công cụ, sắc phổ, quan phổ, xử lý hình ảnh quang học và kính hiển vi;
- Lĩnh vực Công nghệ phòng thí nghiệm: Thiết bị và máy móc thí nghiệm, các hệ thống dữ liệu và tư liệu thí nghiệm, dụng cụ phòng thí nghiệm, hóa chất, thuốc khử và vật tư tiêu hao;
- Lĩnh vực Đo lường và kiểm tra/quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng trong công nghiệp, thử nghiệm và kiểm tra vật liệu, đặc điểm và thuộc tính của vật liệu, quản lý chất lượng trong các ngành dược phẩm và ngành công nghiệp;
- Lĩnh vực Khoa học sự sống và công nghệ sinh học: Phân tích sinh học, hóa sinh, tin học, công nghệ phòng thí nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học sự sống, y học và chẩn đoán.
Trong thời gian diễn ra triển lãm, sẽ có các chương trình Hội thảo khoa học quốc tế chất lượng cao với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế. Các bài thuyết trình giới thiệu những xu hướng và kết quả nghiên cứu mới nhất trong các kĩnh vực như: khoa học phân tích, sắc ký khối phổ, phân tích môi trường, phân tích dược phẩm chẩn đoán lâm sàng, phân tích thực phẩm và công nghệ sinh học của những nhà khoa học nổi tiếng đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là Hội thảo khoa học có ý nghĩa không chỉ đối với các nhà khoa học mà định hướng cho các doanh nghiệp những giải pháp, cách tiếp cận mới, tiên tiến để kiểm soát được chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu.
Hội thảo “Xã hội hóa hoạt động thử nghiệm - Cơ hội và Thách thức” với mục đích nâng cao nhận thức của các đơn vị nghiên cứu KH&CN, doanh nghiệp về những cơ hội và thách thức đối với ngành thử nghiệm Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế do Hội Các phòng thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) tổ chức sẽ góp phần tích cực cho thị trường công nghệ phân tích, thí nghiệm ở Việt Nam.
Analytica Việt Nam 2017 là triển lãm lớn nhất ở Việt Nam cung ứng tất cả hàng hóa công nghệ cao cho một lĩnh vực rộng như công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán và công nghệ sinh học./.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.