Ban Tổ chức đã lựa chọn và trao giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” trị giá 50 triệu đồng cho dự án “Máy gieo hạt và bón phân phục vụ sản xuất nông nghiệp” của tác giả Nguyễn Văn Anh, tỉnh Đồng Nai.
Ban Tổ chức trao giải Nhất cho dự án “Máy gieo hạt và bón phân phục vụ sản xuất nông nghiệp”
Chiều 23/9, tại Thành phố Vũng Tàu, Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) và các Sở Khoa học và Công nghệ vùng Đông Nam Bộ, Trung tâm phát triển KH&CN trẻ, Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức vòng Chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” năm 2019 trong lĩnh vực Nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ (Cuộc thi).
Tham dự Lễ trao giải Cuộc thi về phía Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên BCH Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.
Về phía các địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ có: ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Cùng dự có đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các dự án khởi nghiệp của các tỉnh, thành phố, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương.
Cuộc thi được Cục công tác phía Nam – Bộ KH&CN và các Sở KH&CN vùng Đông Nam Bộ tổ chức lần đầu tiên với mục tiêu góp phần phát huy giá trị sản phẩm nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ thông qua ứng dụng các giải pháp KH&CN đột phá, có tính thực tiễn theo nhu cầu xã hội; xây dựng mạng lưới liên kết giữa những tổ chức, cá nhân trong sản xuất nông nghiệp qua hoạt động thông tin và truyền thông về các mô hình, giải pháp ứng dụng có hiệu quả, tiềm năng phát triển. Đồng thời, chuyển tải thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó kiến nghị thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, mang lại giá trị cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ.
Cuộc thi hướng đến đối tượng là các tổ chức, cá nhân đã có những giải pháp, mô hình được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời khuyến khích hoạt động sáng tạo các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa trong canh tác nông nghiệp, phân phối sản phẩm, nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa. Cùng với đó, khuyến khích các mô hình có tính lan tỏa trong cộng đồng, mang lại hiệu quả cao,có tính liên kết vùng.
Ban Tổ chức trao 3 giải Ba cho các dự án Giàn gieo hạt (Tây Ninh), Đậu rang mộc - trà hạt (BR-VT), Hệ thống lọc ngược phân NPK (Bình Thuận)
Từ 81 mô hình, sản phẩm tham gia vòng sơ loại, Hội đồng Khoa học chuyên môn tại các đơn vị đã đánh giá và lựa chọn 43 mô hình, sản phẩm vào vòng bán kết. Ngày 15/8 vừa qua, Hội đồng Khoa học của cuộc thi đã tiến hành họp, đánh giá chất lượng của 43 mô hình, sản phẩm và đã lựa chọn được 15 mô hình, sản phẩm có chất lượng tốt nhất vào vòng chung kết. Tại vòng Chung kết diễn ra vào chiều 23/9, mỗi dự án có tối đa 10 phút thuyết trình trước Hội đồng Giám khảo.
Qua phần thuyết trình của các dự án, BTC đã lựa chọn và trao giải Nhất trị giá 50 triệu đồng cho dự án “Máy gieo hạt và bón phân phục vụ sản xuất nông nghiệp” của tác giả Nguyễn Văn Anh (tỉnh Đồng Nai); giải Nhì mỗi giải trị giá 20 triệu đồng cho dự án “Máy in phun thuốc BVTV 5 trong 1” (Bình Phước) và “Thiết bị phơi sấy trái cây, nông sản, thủy sản ứng dụng năng lượng mặt trời với giàn sấy động trục đứng” (TP.Hồ Chí Minh); 3 giải Ba mỗi giải 10 triệu đồng cho các dự án Giàn gieo hạt (Tây Ninh), Đậu rang mộc - trà hạt (BR-VT), Hệ thống lọc ngược phân NPK (Bình Thuận). Ngoài ra, BTC còn trao 9 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 3 triệu đồng mỗi giải cho các ý tưởng, sản phẩm lọt vào vòng chung kết.
Ban Tổ chức trao 9 giải khuyến khích cho các ý tưởng, sản phẩm lọt vào vòng Chung kết
TS. Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam của Bộ KH&CN nhấn mạnh: Các sản phẩm tham gia cuộc thi đều có ưu điểm và đặc trưng khác nhau nhưng đều có một tính chất chung là phát triển sáng tạo ứng dụng phục vụ hiệu quả trên các đối tượng nông nghiệp chủ đạo của vùng. Đây là tiền đề cho việc định hướng các chương trình và chính sách đổi mới sáng tạo đặc trưng cho các đối tượng canh tác đặc thù; thông qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đời sống kinh tế xã hội của người nông dân, là đối tượng trực tiếp lao động và đóng góp nhiều nhất vào nền kinh tế vùng nói riêng và Việt Nam nói chung nhưng lại đang thụ hưởng chưa tương xứng.
Cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” năm 2020 sẽ tiếp tục được phát động và đây là sự ghi nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc góp phần vinh danh các tổ chức/cá nhân có tinh thần đổi mới sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học và lắng nghe nhu cầu của cuộc sống, của thị trường để từ đó tạo ra các giải pháp/mô hình/sản phẩm KH&CN đáp ứng yêu cầu bức thiết của đời sống, sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của địa phương, hướng đến lan tỏa trong cộng đồng. Điều đó cũng nhằm hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng và giải pháp bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như việc đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, đặc biệt là công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Chương trình 2075
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.