Chiều ngày 12/3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) năm 2023. Theo đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) đứng đầu trong top 10 địa phương đạt chỉ số PII cao nhất cả nước.
7 trụ cột của chỉ số PII
Bộ chỉ số PII năm 2023 có 52 chỉ số, chia làm 7 trụ cột theo nguyên lý của Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII), gồm 5 trụ cột đầu vào phản ánh những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) dựa trên KH,CN&ĐMST (thể chế; vốn con người, nghiên cứu và phát triển; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển của doanh nghiệp); 2 trụ cột đầu ra phản ánh kết quả tác động của KH,CN&ĐMST vào phát triển KT-XH (sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; tác động).
Theo kết quả công bố, 10 địa phương đạt chỉ số PII cao nhất cả nước (theo thứ tự từ cao đến thấp) gồm: Hà Nội (62,86), TP. HCM (55,85), Hải Phòng (52,32), Đà Nẵng (50,70), Cần Thơ (49,66), Bắc Ninh (49,20), Bà Rịa - Vũng Tàu (49,18), Bình Dương (48,64), Quảng Ninh (48,03), Thái Nguyên (47,75).
Lễ công bố kết quả Bộ chỉ số PII năm 2023.
TOP 10 địa phương đạt chỉ số PII 2023 cao nhất cả nước.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh cho biết, thành phố Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số PII với 14/52 chỉ số được đánh giá. Trong số này có nhiều chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ĐMST như: Vốn con người, nghiên cứu và phát triển; trình độ phát triển của thị trường; sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ… Về tổng thể, Hà Nội là địa phương có các điểm cân bằng tốt nhất, có hệ sinh thái ĐMST, hệ sinh thái KT-XH dựa trên con người cân bằng nhất so với các địa phương khác.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh trao đổi tại Lễ công bố.
PII 2023 cũng được xếp hạng theo 6 vùng KT-XH. Các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm trung bình cao nhất 45.17 điểm, tiếp đến là các địa phương vùng Đông Nam Bộ với 44.81 điểm. Các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm số trung bình sát nhau, lần lượt là 36.96 điểm và 36.36 điểm. Hai vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc có điểm số thấp gần như nhau, lần lượt là 32.72 điểm và 32.19 điểm. Bộ chỉ số cũng đưa ra top các địa phương dẫn đầu từng vùng và phân tích đánh giá theo nhóm thu nhập. Kết quả đánh giá cho thấy sự phù hợp, tương đồng giữa kết quả PII 2023 với thực trạng phát triển KT-XH của các địa phương.
Top các địa phương dẫn đầu chỉ số PII dẫn đầu theo vùng KT-XH.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh, mục đích của bộ chỉ số PII không phải để so sánh giữa các địa phương, mà để mô tả thực trạng của các địa phương, từ đó các địa phương biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Các địa phương có duy trì được thứ hạng trong các năm tiếp theo hay không phụ thuộc vào sự điều chỉnh các định hướng, chiến lược phát triển.
Công cụ phản ánh mô hình phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, từ năm 2017, Bộ chỉ số GII do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hằng năm được Chính phủ sử dụng như một công cụ quan trọng nhằm tham khảo, xây dựng, ban hành các chính sách thúc đẩy ĐMST ở Việt Nam.
Ở cấp độ địa phương, tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 30/01/2022, Chính phủ đã phân công Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Tổ chức WIPO và các cơ quan liên quan xây dựng Bộ chỉ số PII và tổ chức đánh giá thử nghiệm tại một số địa phương nhằm đo lường năng lực ĐMST và kết quả ĐMST của từng địa phương, đồng bộ với Bộ chỉ số GII của Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ KH&CN đã phối hợp với Tổ chức WIPO và các cơ quan liên quan triển khai xây dựng bộ chỉ số và triển khai thử nghiệm thành công tại 20 địa phương trong năm 2022.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt: PII sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư về môi trường, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương.
Trên cơ sở đó, tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2022, Chính phủ đã giao Bộ KH&CN chính thức triển khai Bộ chỉ số PII trên phạm vi toàn quốc từ năm 2023. Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ KH&CN đã nghiên cứu, tham vấn ý kiến các bộ, cơ quan, địa phương và các chuyên gia để hoàn thiện Bộ chỉ số PII năm 2023 và đã tổ chức triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Theo Bộ trưởng, Bộ chỉ số PII là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học, thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng, thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST. Bộ trưởng tin tưởng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư về môi trường và điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương.
Bộ KH&CN đã xây dựng Bộ chỉ số PII theo 10 bước như hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về xây dựng bộ chỉ số tổng hợp, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, đặc điểm của các địa phương ở Việt Nam. Bên cạnh sự tham gia cố vấn kỹ thuật của Tổ chức WIPO, PII 2023 còn được chuyên gia quốc tế đánh giá độc lập do tổ chức này giới thiệu.
Dữ liệu phục vụ xây dựng Bộ chỉ số PII 2023 được lấy từ hai nguồn chính: Số liệu thống kê, quản lý nhà nước được công bố chính thức từ các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ở trung ương (có 39/52 chỉ số); các địa phương thu thập và cung cấp - kèm theo các tài liệu minh chứng (có 13/52 chỉ số). Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, Bộ KH&CN đã tổ chức các hội thảo, buổi làm việc với các bộ, cơ quan trung ương để trao đổi thống nhất cách thu thập dữ liệu. Đối với các địa phương, Bộ KH&CN đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và tổ chức các buổi trao đổi, tập huấn cho các địa phương để thu thập các dữ liệu cũng như cung cấp các tài liệu minh chứng liên quan.
Trong giai đoạn xử lý, phân tích dữ liệu, tính toán chỉ số và xây dựng báo cáo, Bộ KH&CN đã thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế, sau đó đã tiếp tục gửi tới chuyên gia quốc tế độc lập (của WIPO) để đánh giá độc lập trên nhiều góc độ như phương pháp thiết kế bộ chỉ số, độ tin cậy của dữ liệu, kỹ thuật tính toán…
Theo most.gov.vn
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.
Chiều ngày 01/11/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định 06 dự án đổi mới công nghệ. Bà Chu Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.