Tiểu đường là căn bệnh cần phải được kiểm soát mỗi ngày. Đối với bệnh nhân tiểu đường, chìa khóa để có cuộc sống khỏe mạnh là kiểm soát được lượng đường trong máu.
Để kiểm soát lượng đường trong máu và sống khỏe mạnh, chuyên gia về tiểu đường Sunita Pathania thuộc Trung tâm sức khỏe Living Diet ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) chia sẻ một số bước đơn giản sau:
Chế độ ăn uống
Cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu là thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, chế độ ăn uống phù hợp còn giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan tới bệnh tiểu đường.
Những bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên theo dõi cẩn thận việc nạp carbohydrate (thường có trong đường và tinh bột), tổng lượng chất béo và protein cũng như phải giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống tốt sẽ giúp kiểm soát cân nặng; kiểm soát lượng đường trong máu; kiểm soát được mức độ lipid trong máu, cũng như giúp giảm nguy cơ phải dùng thêm thuốc.
Tập thể dục
Một người bị bệnh tiểu đường nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bệnh nhân tiểu đường nên cố gắng tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, đạp xe…
Tập thể dục giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể, làm giảm đường trong máu và cũng giúp giảm mỡ trong cơ thể.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng đều không tốt đối với tất cả mọi người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường vì gây lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, tránh xa căng thẳng bằng cách tập thể dục, yoga, thiền định...
Uống thuốc
Khi không thể kiểm soát được bệnh tiểu đường qua chế độ ăn uống và tập thể dục, bệnh nhân có thể uống thêm thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc có thể giúp kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin hoặc cải thiện tính hiệu quả của insulin. Tuy nhiên, những loại thuốc này có tác dụng phụ liên quan đến tăng cân. Do đó, tuyệt đối chỉ nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Insulin
Nhiều bác sĩ kê toa insulin kết hợp với thuốc uống đối với một số trường hợp mắc tiểu đường, do các tế bào trong tuyến tụy không còn sản xuất insulin. Do đó, tiêm insulin hoặc bơm insulin sẽ trở thành một phần của thói quen hằng ngày để giữ bệnh tiểu đường trong tầm kiểm soát.
Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân và giảm lượng mỡ thừa, hãy tham khảo mẹo ăn uống dưới đây.
Làm thế nào để có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, giảm được tình trạng béo phì của mình trong khi trong nhà lại không có đầy đủ dụng cụ, cũng không có đủ thời gian và tiền bạc để đi đến các phòng tập gym.
Có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì sức khỏe, cải thiện năng lực và trí tuệ…
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ…
Đi bộ không những tốt cho thể lực mà còn cho trí não. Thật sự có một sự hổ tương tuyệt vời giữa cơ thể và tinh thần. Đi bộ trong 30 phút và nhiều lần trong tuần giúp giải stress, tinh thần được phấn khởi, ngoài ra giúp tăng cường trí nhớ và trên hết là thuốc liệu pháp an thần “thiên nhiên”.
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…