Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 11/04/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

KH&CN là động lực tạo ra đột phá và hỗ trợ có hiệu quả các HTX


Chia sẻ về các hoạt động KH&CN hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX), Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Hồng Thái cho biết, giai đoạn vừa qua các hoạt động KH&CN ngày càng đi vào thực chất, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.

Trong khuôn khổ Tháng hành động vì HTX năm 2024, ngày 11/4/2024, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Diễn đàn HTX Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm.” Diễn đàn được tổ chức nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm các giải pháp phát triển KTTT, HTX gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Toàn cảnh Diễn đàn HTX Quốc gia năm 2024.

Phát triển HTX sẽ giúp thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị

Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam nhấn mạnh, phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm là vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu, là đòi hỏi khách quan cũng như yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển. Khu vực KTTT không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho biết, hiện nay, trong hơn 31.000 HTX, có hơn 20.000 HTX nông nghiệp, chiếm trên 64% tổng số HTX cả nước. Trong gần 6 triệu thành viên HTX có trên 3,8 triệu là nông dân, chiếm trên 63% tổng số thành viên. Nhiều loại hình HTX liên kết trong sản xuất kinh doanh tạo nên chuỗi liên kết đa giá trị, bền vững.

Không chỉ ở nông nghiệp, việc tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm có tính phát triển bền vững đã và đang trở thành xu thế tất yếu của KTTT, HTX ở những lĩnh vực khác. Và những HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác tiên phong chuyển đổi và vận hành theo phương châm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, môi trường, thính ứng cao và chống chịu cao, giúp chuỗi giá trị phát triển bền vững trước các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài.

Vì vậy, ở cấp độ quốc gia, địa phương phải tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, địa phương, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy KTTT phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Ở cấp độ HTX, liên hiệp HTX và tổ hợp tác, để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững đòi hỏi sự đổi mới tư duy, đảm bảo liêm chính trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị thông qua thực hành quản trị kinh doanh bền vững, thúc đẩy tính đa dạng và bao trùm trong kinh doanh theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Bà Cao Xuân Thu Vân kỳ vọng với những ý kiến đóng góp, những giải pháp phát huy cơ chế chính sách nói chung, các kiến nghị, đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị bền vững được đưa ra một cách thiết thực tại Diễn đàn, sẽ nhận được sự quan tâm, tiếp thu sâu sắc từ Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

Để từ đó, việc phát triển bền vững trong chuỗi giá trị của HTX sẽ mang lại kết quả cụ thể, đồng bộ và hữu ích hơn, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng bền vững.

Thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh cho khu vực KTTT, HTX nhằm gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm 

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về cơ sở xây dựng và phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm trong khu vực KTTT, HTX; giải quyết các vướng mắc của các HTX tại các địa phương nhằm tìm ra các phương thức hỗ trợ HTX phát triển bền vững.

Chia sẻ tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái nhận định, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế đang là xu hướng chủ đạo và phát triển mạnh mẽ, với nhiều thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn đối với cộng đồng HTX.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái cho biết, KH&CN là động lực tạo ra đột phá và hỗ trợ có hiệu quả các HTX.

Thời gian qua, Bộ KH&CN đã xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN nhằm khuyến khích, hỗ trợ, huy động đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, trong đó các HTX cũng là một trong các đối tượng được thụ hưởng. Bên cạnh đó, các chính sách cũng được cụ thể hóa trong quá trình chỉ đạo tổ chức và thực hiện.

Về các hoạt động KH&CN hỗ trợ phát triển KTTT, HTX, giai đoạn vừa qua các hoạt động KH&CN ngày càng đi vào thực chất, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.

Chỉ tính riêng đối với Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn từ năm 2016 đến nay đã có 28 dự án được phê duyệt và triển khai do HTX là tổ chức chủ trì hoặc tham gia. 

Việc bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương và sản phẩm gắn với chương trình OCOP, đã góp phần giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, tri thức truyền thống, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm được sản xuất tại các địa phương. 

Về các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu công nghiệp như thực hành nông nghiệp tốt (VietGap, Global Gap), thực hành nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; Truy xuất nguồn gốc; Cải tiến năng suất (áp dụng công cụ 5S - Kaizen); Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 22000. ISO 14000, tiêu chuẩn hữu cơ…; 

Bên cạnh đó, Các hoạt động Techmart, Kết nối cung cầu công nghệ và xây dựng thư viện khoa học công nghệ điện tử, đặc biệt các Techmart Vùng đã đưa các nhà khoa học gần hơn với thành viên HTX thông qua gặp gỡ, trao đổi, tư vấn trực tiếp cho HTX về những vấn đề khó khăn gặp phải trong sản xuất, nhờ đó thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN cho các HTX...

Có thể khẳng định giai đoạn vừa qua hoạt động KH&CN đã được quan tâm, KH&CN đã thực sự là động lực tạo ra đột phá và hỗ trợ có hiệu quả các HTX phát triển các ngành nghề trong phạm vi cả nước.

Thông qua việc triển khai các hoạt động hỗ trợ (tư vấn, đào tạo, hướng dẫn áp dụng…) giúp các HTX cải thiện phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng doanh thu cho HTX và thu nhập của thành viên HTX.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Hồng Thái cũng nhìn nhận trình độ KH&CN trong nông nghiệp của Việt Nam còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, với hiện trạng hiện tại phần lớn chưa thể tiếp cận được nền nông nghiệp 4.0.

Năng lực nghiên cứu khoa học của các HTX còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại các tỉnh miền núi còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng KH&CN đối với các HTX, Thứ trưởng Trần Hồng Thái cho rằng, cần ưu tiên đầu tư, triển khai hỗ trợ các cơ chế, chính sách đồng bộ, theo chuỗi giá trị của sản phẩm nhằm hỗ trợ các HTX phát triển các sản phẩm thuộc làng nghề truyền thống, đặc sản, ứng dụng KH&CN mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình hợp tác xã ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả triển khai lồng ghép trong các Chương trình KH&CN cấp quốc gia. Quan tâm đầu tư hỗ trợ phù hợp đối với các HTX thuộc ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giao thông, xây dựng, dịch vụ nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội của các địa phương.

Thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN cho các HTX, nhất là các thị trường về mua bán bản quyền giống cây, con; đặt hàng của các HTX với các tổ chức KH&CN; mở rộng các hoạt động hội chợ, sàn giao dịch công nghệ, techmart, kết nối cung cầu. Tăng cường các hoạt động đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về KH&CN, sở hữu trí tuệ và năng suất và chất lượng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. 

Thứ trưởng Trần Hồng Thái cũng lưu ý việc tăng cường phối hợp trong tổ chức nghiên cứu triển khai giữa Bộ KH&CN với Liên minh HTX Việt Nam và các bộ ngành, địa phương có liên quan; thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh cho khu vực KTTT, HTX nhằm gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh…

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 1465



BÀI VIẾT KHÁC
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải

Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.

Ngày 17/12/2024
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng

Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Ngày 05/12/2024
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.

Ngày 05/12/2024
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.

Ngày 20/11/2024
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0