PTĐT - Ngày 29-7, Liên hiệp các Hội KH&KT tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện về Nông nghiệp hữu cơ- Triển vọng và thách thức đối với tỉnh.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ cao và các tiêu chuẩn sản xuất an toàn ngày càng được triển khai rộng rãi góp phần cải thiện nâng cao năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi, trên địa bàn tỉnh đã có những mô hình nông nghiệp sạch, an toàn, và theo hướng hữu cơ như: Mô hình sản xuất rau sắng tại huyện Tân Sơn; mô hình sản xuất bưởi đặc sản Đoan Hùng sử dụng phân bón hữu cơ tự chế từ đậu tương, xương cá; mô hình nuôi lợn, gà thả đồi, nuôi giun quế, lợn thảo mộc; mô hình nuôi cá tự nhiên trong hồ đầm... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chưa sản phẩm nào được chính thức dán nhãn nông nghiệp hữu cơ, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam còn khá mới và rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe khi áp dụng, trong khi đa số người dân vẫn chưa hiểu biết về sản phẩm hữu cơ; giá thành sản phẩm nông nghiệp hữu cơ còn cao; công tác phổ biến, tuyên truyền, tập huấn về nông nghiệp hữu cơ chưa được đẩy mạnh...
Sau khi được cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về nông nghiệp hữu cơ, thực trạng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; dự thảo Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025, các đại biểu đã thảo luận, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, dự báo triển vọng, cơ hội, khó khăn, thách thức, tư vấn, đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.
Theo baophutho.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.