Ngày 29/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công nghệ thông tin (CNTT) và triển khai công tác tuyên truyền trên Cổng Giao tiếp điện tử (GTĐT) tỉnh năm 2017; khai trương Hệ thống Một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Phú Thọ.
Các đồng chí lãnh đạo nhấn nút khai trương hệ thống Một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Phú Thọ
Tới dự hội nghị có các đồng chí: Hà Kế San - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) CNTT tỉnh; Lương Mạnh Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; thành viên BCĐ CNTT tỉnh, Ban Biên tập (BBT) Cổng GTĐT tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành, thị của tỉnh; lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở Thông tin và Truyền thông; Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện; tổ trưởng tổ cộng tác viên Cổng GTĐT tỉnh và các tập thể, cá nhân được khen thưởng…
Năm 2016, việc ứng dụng CNTT trên địa bàn có bước phát triển đáng kể. Hạ tầng CNTT trong các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước đã được đầu tư xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ công chức (CBCC) và các cơ quan, đơn vị. Trình độ CNTT của CBCC được nâng lên, CBCC trong các cơ quan hầu hết đã sử dụng thành thạo máy tính tìm kiếm, khai thác thông tin, đáp ứng yêu cầu công việc. Công nghiệp CNTT có bước phát triển mới, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT đến thời điểm này là 250 doanh nghiệp, thu hút số lượng lớn lao động trong tỉnh. Tổng giá trị xuất khẩu CNTT trên địa bàn tỉnh năm 2016 ước đạt 225 triệu USD. Theo báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Index) do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam phối hợp thực hiện, năm 2016, tỉnh Phú Thọ xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố, tăng 15 bậc so với bảng xếp hạng năm 2015. Riêng trên địa bàn tỉnh, qua triển khai đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2016, trong tổng số 39 cơ quan, đơn vị tham gia đánh giá, xếp loại có 10 đơn vị xếp loại tốt (là các sở, ngành; các huyện, thành, thị chưa có đơn vị xếp loại tốt); 20 đơn vị xếp loại khá; 7 đơn vị xếp loại trung bình (2 sở, ngành và 5 huyện), 2 đơn vị là Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chỉ xếp các tiêu chí thành phần.
Đồng chí Phan Quang Thao - Trưởng BBT Cổng GTĐT tỉnh tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác tuyên truyền trên Cổng GTĐT tỉnh năm 2016
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng GTĐT tỉnh đã bám sát các văn bản của nhà nước về quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên mạng internet và sự định hướng của cấp trên. Qua đó, góp phần định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn; công khai minh bạch hoạt động của các cấp chính quyền, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Hoạt động trang TTĐT của các cơ quan Nhà nước đảm bảo đúng theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin từ cơ sở; 100% trang TTĐT đã cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã làm rõ những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất các giải pháp nhằm triển khai ngày càng tốt hơn việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN, nâng cao chất lượng hoạt động của Cổng GTĐT tỉnh. Các đại biểu đại diện cho các ngành, địa phương cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai ứng dụng CNTT, phối hợp cung cấp thông tin trên Cổng GTĐT tỉnh, duy trì hoạt động trang TTĐT đem lại hiệu quả khá thiết thực; đồng thời đề xuất nhiều ý kiến liên quan đến việc ban hành khung Chính phủ điện tử, triển khai thông tin đến 4 cấp, các giải pháp hoàn thành tiêu chí thông tin - truyền thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới, thuê dịch vụ CNTT, công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong giai đoạn hiện nay...
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Kế San ghi nhận những kết quả đạt được trong việc ứng dụng và phát triển CNTT của các cấp, các ngành trên địa bàn; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, tuyên truyền trên Cổng GTĐT tỉnh. Để đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay, đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị cần nâng cao nhận thức, vai trò QLNN về CNTT, coi ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan, đơn vị là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản thúc đẩy phát triển CNTT trên địa bàn, trong đó có các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển hạ tầng CNTT phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện; từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm về CNTT; thực hiện đồng bộ kết nối liên thông các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung để sớm xây dựng lộ trình xây dựng chính quyền điện tử. Triển khai thực hiện tốt Hệ thống Một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Phú Thọ. Tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị cần tranh thủ các nguồn lực, chủ động cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đầu tư, ứng dụng và phát triển CNTT tại cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn an ninh thông tin, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội...
Trong chương trình hội nghị, các đại biểu đã nhấn nút khai trương Hệ thống Một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Phú Thọ. Đây là hệ thống phần mềm cung cấp công cụ cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký dịch vụ hành chính công qua môi trường mạng. Hiện tại, hệ thống cung cấp 2.279 dịch vụ công và dịch vụ hành chính công trực tuyến, trong đó mức độ 1,2 là 1.674 dịch vụ; mức độ 3 là 599 dịch vụ. Công dân, doanh nghiệp khi cần thông tin hoặc giao dịch thủ tục hành chính công, truy cập theo địa chỉ: dichvucong.phutho.gov.vn hoặc motcua.phutho.gov.vn để tiến hành đăng ký trực tuyến giao dịch thủ tục hành chính mà không cần phải đến trực tiếp. Việc triển khai Một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến mang lại tác động tích cực do tính thuận lợi, nhanh chóng, đạt kết quả nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, kinh phí, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhân dịp này, BBT Cổng GTĐT tỉnh đã tặng Giấy khen cho 3 tập thể, 10 cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phối hợp tuyên truyền trên Cổng GTĐT tỉnh.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.