Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 18/05/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Dùng thuốc đúng cách thế nào?


Thuốc điều trị khi được dùng đúng bệnh, dùng đúng cách... sẽ phát huy tối đa hiệu quả điều trị, nhưng nếu dùng sai, thuốc không phát huy được tác dụng thậm chí còn gây hại. Do đó, việc sử dụng thuốc đúng cách là rất quan trọng.

Đối với dạng bào chế

Nếu là thuốc viên nén, cần uống thuốc nguyên viên với nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, với thuốc kháng acid dùng trong điều trị viêm loét dạ dày thì lại phải nhai trước khi uống.

Đối với dạng viên nén sủi bọt thì cần hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước (pha đúng lượng nước trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ) và uống hết.

Dạng thuốc bao tan ở ruột, thường được bào chế dạng viên nén bao phim (do được bọc một lớp phim mỏng) nên thuốc không bị tan khi đến dạ dày. Lớp phim này sẽ tan rã và thuốc được phóng thích khi đến ruột. Nhờ bao phim, thuốc không bị dịch vị ở dạ dày phân hủy và do đó không gây tổn hại niêm mạc dạ dày. Vì vậy cần phải nuốt nguyên viên thuốc.

Một số dạng bào chế đặc biệt, thường là thuốc trị đau thắt ngực thì có hướng dẫn là ngậm hoặc đặt dưới lưỡi cho thuốc tan từ từ.

Đối với thuốc viên nén nhưng để dùng ngoài (như thuốc đặt âm đạo), cần nhúng ướt viên thuốc trước khi dùng để tránh trầy xước niêm mạc âm đạo.

Đặc biệt, với dạng thuốc có tác dụng chậm (hay thuốc có tác dụng kéo dài), là dạng thuốc phóng thích hoạt chất liên tục, từ từ, với tốc độ được kiểm soát trong thời gian dài (thường là 12 giờ)... Do dạng thuốc này thường chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường, nên lưu ý khi dùng phải đúng số viên, số lần và thời gian uống thuốc trong ngày theo chỉ định của thầy thuốc, nếu không có thể bị nguy hiểm do quá liều. Dạng thuốc này cần phải nuốt nguyên viên.

Cần uống đúng số viên, số lần và thời gian uống thuốc trong ngày theo quy định của thầy thuốc.

Cách dùng nước để uống thuốc

Một số bệnh nhân dùng ít nước hoặc thậm chí là không dùng nước để uống thuốc mà nuốt khan viên thuốc. Với cách này, thuốc có thể bị vướng, mắc ở thực quản gây tổn thương thực quản. Mặt khác, do không có đủ nước để làm tan thuốc, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi trong cơ thể. Do vậy, khi uống thuốc cần lưu ý là phải uống với khoảng 100-150ml nước để làm hạn chế tác hại này của thuốc. Không nên dùng với các loại nước khác như: sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

Uống thuốc thế nào là đúng?

Một số bệnh nhân uống thuốc ở tư thế nằm hoặc uống thuốc xong lại đi nằm ngay. Đây cũng là một cách uống thuốc không đúng. Khi bạn uống thuốc ở tư thế này, thuốc chưa kịp trôi xuống dạ dày, rất dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc, sau đó khoảng 10-15 phút mới nên đi nằm.

Quan niệm rằng nghiền thuốc ra để uống cho dễ và thuốc nhanh có tác dụng hơn là một sai lầm. Mỗi dạng bào chế thuốc đều nhằm mục đích điều trị riêng nên cần tuân thủ cách đưa thuốc vào cơ thể theo đúng hướng dẫn. Chẳng hạn như với thuốc dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể, nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm. Đối với trẻ nhỏ, nếu không nuốt được cả viên, bạn nên trao đổi với bác sĩ về điều này để được đổi dạng thuốc hoặc được hướng dẫn xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.

Đối với dạng thuốc nước không được uống thuốc thẳng từ chai, lọ thuốc. Cách uống thuốc này sẽ không kiểm soát được chính xác liều lượng của thuốc mà còn làm thuốc bị nhiễm bẩn, biến chất. Cần dùng dụng cụ đo lường đi kèm theo chai, lọ thuốc đó để đong thuốc.

Thời điểm uống thuốc

Thời điểm uống thuốc là rất quan trọng. Thuốc có thể được uống vào trước ăn (lúc bụng rỗng), sau ăn (lúc bụng no) hoặc trong khi ăn. Khi đi khám bệnh được kê đơn thuốc, bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân điều này, bệnh nhân cần tuân thủ để thuốc phát huy tối đa hiệu quả của thuốc. Trường hợp là thuốc không kê đơn, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng xem thời điểm uống thuốc đó vào lúc nào. Nếu trong hướng dẫn không có lưu ý về thời điểm uống thuốc thì thuốc đó uống vào thời điểm nào cũng được.

Không nên uống bù: Nhiều bệnh nhân tới giờ uống thuốc nhưng lại quên không uống. Đến lần uống sau uống bù hai liều cộng lại.  Điều này sẽ gây hại làm cho nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm uống thuốc tăng cao, có thể gây nguy hiểm.

Với bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là ở người cao tuổi, mắc nhiều bệnh, để tránh quên thuốc, họ thường uống thuốc cùng một lúc rất dễ gây ra các tương tác bất lợi. Vì vậy, cần hỏi kỹ bác sĩ về thời điểm dùng các loại thuốc và bệnh nhân cần tuân thủ.

Khi mới uống thuốc xong không nên vận động ngay. Bởi sau khi thuốc vào đến dạ dày, phải mất 30-60 phút thì thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc thì tuần hoàn sẽ phải tăng cường lượng máu đến hệ vận động, làm giảm lượng máu đến các cơ quan nội tạng và làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

Lượt xem: 36



BÀI VIẾT KHÁC
Cách ăn uống giúp giảm lượng mỡ thừa
Cách ăn uống giúp giảm lượng mỡ thừa

Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân và giảm lượng mỡ thừa, hãy tham khảo mẹo ăn uống dưới đây.

Ngày 08/10/2018
Khoẻ mạnh với 20 phút tập luyện mỗi ngày
Khoẻ mạnh với 20 phút tập luyện mỗi ngày

Làm thế nào để có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, giảm được tình trạng béo phì của mình trong khi trong nhà lại không có đầy đủ dụng cụ, cũng không có đủ thời gian và tiền bạc để đi đến các phòng tập gym.

Ngày 11/09/2018
Bảo vệ sức khỏe từ lựa chọn thức ăn
Bảo vệ sức khỏe từ lựa chọn thức ăn

Có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì sức khỏe, cải thiện năng lực và trí tuệ…

Ngày 07/09/2018
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm

Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ…

Ngày 04/09/2018
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của việc đi bộ
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của việc đi bộ

Đi bộ không những tốt cho thể lực mà còn cho trí não. Thật sự có một sự hổ tương tuyệt vời giữa cơ thể và tinh thần. Đi bộ trong 30 phút và nhiều lần trong tuần giúp giải stress, tinh thần được phấn khởi, ngoài ra giúp tăng cường trí nhớ và trên hết là thuốc liệu pháp an thần “thiên nhiên”.

Ngày 04/09/2018
Vì sao nên giảm muối trong chế độ ăn?
Vì sao nên giảm muối trong chế độ ăn?

Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…

Ngày 27/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0