Chiều 20/3, tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, FPT đã ký thỏa thuận hợp tác với GE Digital nhằm thương mại hóa các giải pháp phần mềm. Đồng thời, hai bên cũng đã ký kết thỏa thuận triển khai Chương trình Đào tạo Predix – chương trình sử dụng nền tảng phát triển ứng dụng điện toán đám mây tiên tiến của GE Digital.
Theo thỏa thuận, FPT Software sẽ chính thức trở thành nhà phân phối ủy quyền các sản phẩm và dịch vụ của GE Digital tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các giải pháp tự động hóa, hệ thống quản lý sản xuất cũng như các giải pháp quản trị hiệu năng. FPT Software sẽ tư vấn, triển khai các giải pháp chuyển đổi số trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, hàng tiên dùng đóng gói, công nghiệp nặng và năng lượng. Hai bên cũng sẽ hợp tác triển khai các hoạt động bán hàng, sau bán hàng và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng tại Việt Nam, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Bên cạnh đó, Đại học FPT sẽ hợp tác với GE Digital trong việc đào tạo nguồn nhân lực số liên quan đến nền tảng GE Predix. Theo đó, GE Digital sẽ đào tạo và cấp chứng nhận cho các giảng viên của ĐH FPT. Với chứng nhận này, các giảng viên sẽ đào tạo và giúp các sinh viên công nghệ có thể nhanh chóng phát triển các ứng dụng thông minh cũng như có hiểu biết sâu hơn về công nghệ kỹ thuật số song sinh (Digital twin) và điện toán đám mây. Hai bên cũng kỳ vọng hợp tác này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam.
Ông Bill Ruh, Tổng Giám đốc của GE Digital cho biết, cũng giống như Consumer Internet trước đây, vào những năm 1996 khi Internet mới xuất hiện, hầu hết các DN lớn không muốn đầu tư vào những thứ chưa thực sự hiển hiện, chưa thực sự phát triển. Không một ai tin vào tiêu dùng Internet (Consumer Internet). Hiện giờ chúng ta có Internet công nghiệp (Industrial Internet), là thời điểm thống trị của các công ty phần mềm lớn và chuyên nghiệp, là cơ hội để các công ty này phát triển tốt nhất.
Công nghiệp phần mềm sẽ trở thành ngành có giá trị nhất, có cơ hội lớn nhất, dự kiến với quy mô doanh thu của ngành này trong 10 năm tới sẽ đạt con số 6,8 nghìn tỷ USD. Các DN công nghiệp chắc chắn sẽ phải tìm cách để làm chủ các hoạt động của họ thông qua việc sử dụng các giải pháp công nghệ để phân tích và sử dụng hiệu quả những dữ liệu mà họ đang sở hữu.
"Trong chuyến sang VN lần này, tôi cũng đã gặp gỡ lãnh đạo Petrolimex. Nếu Petrolimex chỉ cần tăng được 1-2% hiệu quả hoạt động thì lợi nhuận của họ có thể tăng lên khủng khiếp" - ông Bill Ruh nói.
Theo ông Bill Ruh, thỏa thuận hợp tác giữa FPT và GE sẽ giúp các DN chuyển đổi và đón đầu xu hướng công nghiệp Internet của vạn vật (IIoT). FPT và GE hợp tác để làm nên sự thay đổi, giống như Google đã làm thay đổi ngành quảng cáo, Netflix đã làn thay đổi ngành giải trí. GE và FPT sẽ giúp các công ty chuyển đổi và đón đầu xu hướng IIoT.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho biết thêm: “Thỏa thuận hợp tác này cũng mang đến cho các bạn trẻ Việt Nam cơ hội tiếp cận gần hơn nữa với nền tảng công nghệ 4.0 và cơ hội làm việc với các tập đoàn hàng đầu thế giới”.
Những năm gần đây, FPT Software đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ IoT hàng đầu, với lượng khách hàng trong nhiều lĩnh vực ngày càng tăng, từ những start-up tới những doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng Fortune 500. FPT Software sở hữu đội ngũ hàng trăm chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực IoT trong cả hai nền tảng: phần mềm và phần cứng./.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.