Ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết Viettel sẽ cung cấp dịch vụ Cloud tại thị trường quốc tế bắt đầu vào cuối năm 2018. (Ảnh: Viettel)
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Viettel IDC, dịch vụ điện toán đám mây (Cluod) được xem là "móng nhà" trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Và, một nền tảng điện toán đám mây mạnh sẽ là hạ tầng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng 4.0 ở Việt Nam trong vài năm tới.
Chia sẻ với báo giới, ông Dũng cho hay, theo Báo cáo mức độ sẵn sàng về Cloud của Hiệp hội điện toán đám mây châu Á-Thái Bình Dương, năm 2018, Việt Nam đạt 41/100 điểm và trở thành nước đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về độ phủ dịch vụ Cloud.
Trước đó, mức tăng chi tiêu cho điện toán đám mây ở Việt Nam giai đoạn 2010-2016 là 64,4% - cao nhất ASEAN (49,%). Điều này cho thấy mô hình Cloud đang trở nên phổ biến và bắt đầu chiếm ưu thế hơn so với mô hình công nghệ thông tin truyền thống.
Con số chi tiêu dành cho điện toán đám mây tại Việt Nam cho thấy nhu cầu còn rất lớn cho lĩnh vực này trong tương lai bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Theo khảo sát và đánh giá của Viettel IDC, khi sử dụng dịch vụ Cloud, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 40% chi phí đầu tư ban đầu, rút ngắn thời gian triển khai từ 4 - 6 tuần và loại bỏ hoàn toàn chi phí nhân sự vận hành bảo trì hệ thống so với việc tự đầu tư tại doanh nghiệp.
Ông Dũng cho biết, khi nói về cách mạng 4.0 người ta thường nói về 4 công nghệ: Cloud (điện toán đám mây), IoT (Internet vạn vật), Big Data (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo). Trong số này, Cloud là nền tảng ở dưới cùng, bất kỳ một ứng dụng nào về AI, IoT hay Big Data đều cần có hạ tầng ở bên dưới là Cloud thì mới chạy được.
Dự báo của Viettel IDC trong 2-3 năm tới, điện toán đám mây sẽ thực sự bùng nổ và trở thành một nhân tố quan trọng cho việc phát triển cách mạng 4.0 ở Việt Nam.
Hiện, Viettel IDC có hơn 3.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 100%. Đơn vị này cũng dự tính sẽ đưa dịch vụ này ra quốc tế mà đầu tiên là thị trường Myanmar và Campuchia.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.