Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 14/04/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Diễn đàn cách mạng công nghiệp lần thứ tư



Ngày 11/4/2017, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức bức tranh toàn cảnh về xu thế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với chiến lược phát triển của Việt Nam, đồng thời thảo luận cách thức để đón đầu những xu thế này.

 


Trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết: “Ngày nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc CMCN 4.0, với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo… CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; với những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot… Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ không còn xa”.

Nói một cách khác, cuộc CMCN 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới. Cuộc CMCN 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo,… đến doanh nghiệp và các địa phương. “Chính vì vậy, đây là cơ hội quý báu mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, phát triển KH&CN phù hợp thì sức ép đặt ra cho Việt Nam bởi cuộc CMCN 4.0 là rất lớn”, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhận định.

Đồng quan điểm này, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, hiện Việt Nam vẫn đang trong cả 3 cuộc cách mạng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, và nay chuyển sang 4.0 sẽ là cơ hội lớn để chúng ta tiến lên. Việt Nam hoàn toàn có thể tiến lên và đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chỉ cần có cách tiếp cận độc đáo, khác biệt và khả thi sẽ giúp Việt Nam tận dụng cơ hội CMCN 4.0 bứt phá phát triển. Mặt khác ông Thiên cũng chỉ ra hai thách thức lớn nhất đặt ra với Việt Nam hiện nay chính là nguy cơ tụt hậu và vừa chạy vừa đuổi theo thế giới. Bởi chiến lược của nước đi sau là vừa đuổi kịp vừa phải cạnh tranh với các nước khác. Do đó, Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược số chuyển đổi phù hợp, có chính sách quản trị thông minh (thể chế hiện đại, chính quyền hiệu quả, công khai, minh bạch), xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng, tạo nguồn nhân lực số, xây dựng công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Louisse Chamberlain, Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam cho biết, thuật ngữ “CMCN 4.0” đang dần được công nhận trên toàn thế giới. Mặc dù hiện chưa có định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi, nhưng vẫn có sự đồng thuận rằng, thuật ngữ trên nói đến sự xuất hiện nhanh chóng của một loạt những công nghệ biến đổi tiềm năng. Bà Louise Chamberlain đưa ra ví dụ: “Điện thoại mất 75 năm mới có được 50 triệu người dùng, còn với radio là 38 năm. Tuy nhiên, internet chỉ cần 4 năm và Facebook chỉ cần 3,5 năm. Lý do dẫn đến hiện tượng này là những đột phá về công nghệ xuất hiện đồng thời ở nhiều khu vực đã tương tác và thúc đẩy lẫn nhau”. Lãnh đạo của UNDP tại Việt Nam cho rằng, thời đại của CMCN 4.0 đang bắt đầu bằng việc số hóa và truyền thông để tăng cường kết nối thông tin và sản phẩm (Internet of things) và tính kết nối (tạo ra các nền tảng thị trường mới); sự xuất hiện của các quy trình sản xuất mới với sự cải tiến trong công nghệ, ví dụ như robot và trí thông minh nhân tạo, in 3D… 

Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội

Cũng trong tham luận chủ đề “CMCN 4.0 - Định dạng tương lai toàn cầu”, trên cơ sở phân tích những thay đổi của nền kinh tế từ sự tác động, ảnh hưởng của CMCN 4.0, đại diện UNDP Việt Nam đặc biệt lưu ý đến thách thức lớn từ CMCN 4.0 về sự gia tăng bất bình đẳng giữa và trong các quốc gia. Đại diện UNDP nhấn mạnh: “Sự bất bình đẳng rất có khả năng sẽ xảy ra ngay trong một quốc gia, bất kể đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển, giữa những người có kiến thức và kỹ năng cao, có khả năng và cơ hội để tạo ra và đón nhận những ý tưởng và sự đột phá, với những người không có những điều này. Các yếu tố cạnh tranh trong quá khứ có lẽ tập trung chủ yếu vào kỹ năng, vốn và sức mạnh chính trị, trong khi trong giai đoạn CMCN 4.0, ngoài các kỹ năng kỹ thuật thì quan trọng hơn cần phải có ý tưởng sáng tạo và khả năng, sự linh hoạt để nắm bắt những ý tưởng và đột phá mới. Với các tập đoàn, khả năng học hỏi không ngừng của các nhân viên và khả năng của công ty để kiểm soát sự thay đổi, khuyến khích sự học hỏi không ngừng và từng bước xây dựng hệ thống lao động phù hợp với sự phức tạp của kỹ thuật số là lợi thế cạnh tranh chính trong một nền kinh tế”.

Đối với Việt Nam, bà Louise Chamberlain nhận định, một trong những bước đi hữu ích và nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách kiến thức về các nút thắt mà các ngành, tiểu ngành và doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt là nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Điều này đòi hỏi một nghiên cứu chi tiết hơn về các hệ thống công nghệ đang nổi lên và những hàm ý trong việc cải thiện chuỗi giá trị.

Việt Nam đang đứng đâu?
Tại Diễn đàn, ông Trần Việt Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở nước ta hiện nay, chiếm tỷ trọng lớn là các ngành chế biến thực phẩm, tiếp theo ngành sản xuất điện tử, máy vi tính và thiết bị viễn thông. Ngoài ra là các ngành như dệt may, thiết bị giao thông, máy tính và điện tử… Tuy nhiên, đây đều là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, hoặc sản xuất sản phẩm cuối cùng, nên có giá trị gia tăng thấp. Năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm này chủ yếu nằm ở giá thấp (dựa trên nhân công giá rẻ và/hoặc các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất…).

Công nghệ và sáng tạo của Việt Nam vẫn là “vùng trũng”, tình trạng này kéo dài nhiều năm trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016, Việt Nam được xếp hạng chung là 56, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp hơn khá nhiều. Chính vì vậy, theo ông Trần Việt Hòa, khi hoạt động sản xuất có xu hướng quay trở lại các nước phát triển, phân bố tập trung gần với thị trường của các quốc gia có trình độ cao thì ảnh hưởng của CMCN 4.0 đối với các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu này là không thể tránh khỏi. “Nếu không có điều chỉnh phù hợp và kịp thời, nền sản xuất công nghiệp sẽ phải chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng do mất đi các lợi thế cạnh tranh vốn có (lao động dồi dào, kỹ năng thấp), sự thu hẹp của quy mô thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu truyền thống, thậm chí là biến mất”, ông Hòa nhấn mạnh.

Bốn giải pháp cho ngành công nghiệp
Bàn về giải pháp cho nền công nghiệp Việt Nam khi đón nhận “làn sóng” CMCN 4.0, ông Trần Việt Hòa cho rằng, dưới tác động của CMCN 4.0, cùng với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế, lĩnh vực sản xuất công nghiệp phải tái cơ cấu một cách mạnh mẽ.

Cụ thể, Việt Nam cần dịch chuyển mạnh mẽ những ngành công nghiệp công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao; nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và năng suất của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ của CMCN 4.0 và nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động.

Bên cạnh đó, định hướng lại thị trường theo hướng tập trung vào đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng là một “nhánh” không thể bỏ qua trong giai đoạn hiện nay.

Cuối cùng, ông Hòa cho rằng, việc lựa chọn và tập trung xuất khẩu vào nhóm các sản phẩm có giá trị gia tăng cao mà Việt Nam có lợi thế, giảm nhanh chóng xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô, các sản phẩm gia công, lắp ráp… cũng là một giải pháp đón đầu cuộc cách mạng.

Thực tế, những báo động và lo lắng về "trí tuệ nhân tạo chiếm lĩnh việc làm" không phải là hành động động cần thiết để giải quyết những thách thức hiện nay. Vì vậy, cùng quan điểm với ông Hòa, Giám đốc UNDP Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần hướng tới năng suất cao hơn và khả năng phục hồi của xã hội.

Đây là một trong những bước đi hữu ích và nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách kiến thức về các nút thắt mà các ngành, tiểu ngành và doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.

Lượt xem: 29



BÀI VIẾT KHÁC
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Ngày 21/05/2020
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.

Ngày 08/10/2018
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).

Ngày 20/09/2018
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Ngày 04/09/2018
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”

Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Ngày 04/09/2018
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 22/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0