Chuyển đổi số đã và đang “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp, ngành, địa phương, trong đó có giáo dục. Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang ứng dụng chuyển đổi số để đổi mới phương thức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phòng kỹ thuật số giúp giảng viên thiết kế bài giảng điện tử được triển khai tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.
Tiếp cận đa chiều chuyển đổi số
Trong Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, phần mục tiêu chung nổi bật cụm từ “Thống nhất nhận thức”. PGS.TS Trần Thị Hằng - Phó Hiệu trưởng nhà trường lý giải, cụm từ này thay cho “nâng cao nhận thức”. Đây thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm về quan điểm chỉ đạo trong cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và sinh viên, không cá nhân nào được đứng ngoài guồng quay đó.
Đây là năm thứ 4, phòng kỹ thuật số giúp giảng viên thiết kế bài giảng điện tử được triển khai tại trường. Phòng học gồm các thiết bị vi tính, máy chiếu, đèn, hệ thống cách âm để giảng viên có thể sáng tạo thiết kế các bài giảng, kích thích sự hứng thú học tập cho sinh viên. Tuy có sự trợ giúp của thiết bị nhưng để thiết kế bài giảng điện tử chất lượng đòi hỏi giảng viên phải có những kỹ năng không hề đơn giản. Đó là thành thạo phần mềm tạo bài thuyết trình (Power Point), lồng ghép yếu tố đa phương tiện như hình ảnh động, video clip...
Không chỉ giảng viên, sinh viên nhà trường cũng được tiếp cận nhiều phương diện chuyển đổi số trong hoạt động học tập. Em Nguyễn Đức Hiệp - Lớp TT1D22, Khoa Công nghệ thông tin chia sẻ: “Điều ấn tượng nhất với em là sáng học lý thuyết, chiều sẽ được áp dụng thực tế luôn. Ở nhà, sinh viên có thể sử dụng AI Learning, truy cập vào video hoặc slide tài liệu kiến thức mới trên những đường link chính thức của nhà trường. Sinh viên các khoa có thể tham khảo đa ngành, lĩnh vực nếu có nhu cầu”.
Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý của Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ được tổ chức trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động khiến cho các cơ sở đào tạo nghề không được đứng ngoài guồng quay chuyển đổi số. Mục tiêu đặt ra sau hội nghị, mỗi cán bộ quản lý sẽ sử dụng phần mềm trợ lý ảo để trợ giúp công tác.
Đồng chí Lương Chí Cường - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Hội nghị có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thống nhất nhận thức, giúp toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên hiểu rõ về bản chất, vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển của nhà trường trong bối cảnh mới. Đây cũng là dịp khơi gợi tinh thần đổi mới và tạo nền tảng cho hành động cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên nhà trường.
Giảng viên hướng dẫn sinh viên trong khuôn khổ Tọa đàm Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ tiên phong chuyển đổi số.
Quyết liệt hành động
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 33 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, 2 trường đại học lớn và 31 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Hằng năm, số lượng tuyển sinh các cấp trình độ trong giáo dục chuyên nghiệp, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt trên 40 nghìn người. Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.
Nhiều cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đã có những bước thay đổi cơ bản trong phương thức quản lý và đào tạo. Đơn cử, tại Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ, 100% lãnh đạo nhà trường, khoa, phòng, đơn vị thực hiện xử lý văn bản, điều hành công việc trên mạng quản lý của văn bản ioffic; ký chi quyết toán tài chính trên môi trường số, chi trả lương, thưởng, đóng bảo hiểm xã hội... không dùng tiền mặt; một số cán bộ quản lý, giáo viên đã ứng dụng AI, trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo trong công việc, giảng dạy, đời sống; học sinh, sinh viên đóng học phí và các khoản đóng góp qua tài khoản ngân hàng...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như: Thách thức từ vấn đề thay đổi tư duy, nhận thức, đến đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, nguồn nhân lực gắn với các cơ chế, chính sách phục vụ chuyển đổi số...
Tuy vậy, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp vẫn đặt ra những mục tiêu cụ thể, làm cơ sở nền tảng cho hành động. PGS.TS Trần Thị Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cho biết thêm: “Đến năm 2030, phấn đấu trên 70% giảng viên và người học áp dụng chuyển đổi số đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; 30% các học phần trong chương trình đào tạo được tổ chức thi, kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính; 70% giảng viên xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử, 100% dịch vụ thu phí đào tạo không dùng tiền mặt”.
Đồng chí Hồ Đình Lưỡng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH - KT tỉnh cho biết: “Việc ứng dụng chuyển đổi số đã và đang tạo ra một số mô hình giáo dục thông minh, giúp việc học, tiếp nhận kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng. Sự phát triển của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tương lai”.
Thùy Trang
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với 73 điều, có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
Không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, sẵn sàng thu hút nhân tài, công nghệ và nguồn vốn toàn cầu. Những định hướng lớn từ Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị đang tạo nền tảng vững chắc để đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo năng động hàng đầu khu vực.
Hai nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38 trong bảng xếp hạng Top 500 về siêu máy tính hiệu năng cao công bố tháng 6/2025.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Phú Thọ đã và đang có những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình số hóa. Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số ....
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Liên kết trang
0
2
0