Tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn và là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài.
Tăng trưởng xanh- giải pháp quan trọng cơ cấu lại nền kinh tế
Ngày 18/04/2023, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì Hội thảo “Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Lộ trình đến thành công”, sự kiện được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Boston Consulting Group (BCG).
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế
Với Việt Nam, tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, là cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.
Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế, đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Với mục tiêu đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanh đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
Chiến lược đã xác định rõ: Tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn.
Tăng trưởng xanh phải lấy con người làm trung tâm, phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, phải định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh. “Tăng trưởng xanh thực sự phải là quá trình chuyển biến về tư duy, nhận thức trong sản xuất, tiêu dùng và lối sống, trong tư duy hoạch định chính sách, đặc biệt là cần được cụ thể hóa bằng những giải pháp chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Quyết liệt đưa nền kinh tế xanh lên 300 tỷ USD vào năm 2050
Hơn 200 nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo ngành, nhà đầu tư, học giả và các tổ chức phi chính phủ (NGO) tham dự Hội nghị đã chia sẻ một tầm nhìn chung trong xây dựng tương lai bền vững hơn cho Việt Nam.
Các doanh nghiệp hàng đầu cùng với chuyên gia và các tổ chức đầu ngành đã thảo luận về những khó khăn, thách thức trước mắt cũng như trong dài hạn và đưa ra các giải pháp giải quyết nhằm tăng tốc tăng trưởng xanh cho Việt Nam phù hợp với bối cảnh trong nước và cam kết toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong khuôn khổ hợp tác với BCG, với sự hỗ trợ của Tập đoàn SK, kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu của BCG cho thấy, để tăng tốc tăng trưởng xanh, tính riêng đối với chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời, tiềm năng đóng góp vào GDP lên tới 70-80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90-105 ngàn việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40-45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 ngàn việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh như đặt ra tại chiến lược, Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD đóng góp mỗi năm vào tổng GDP quốc gia vào năm 2050.
Các đối tác phát triển đều tin tưởng vào khát vọng xanh của Việt Nam và cam kết đồng hành hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này
Theo đại diện đối tác tư vấn và đồng tổ chức Hội nghị, ông Jaime Ruiz-Cabrero, Tổng giám đốc BCG khu vực Đông Nam Á, các quốc gia dẫn đầu thế giới đang tăng tốc đẩy mạnh phát triển các công nghệ giải pháp nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, sạch và ít các-bon. Điều này mở ra cơ hội cho Việt Nam đón đầu xu hướng và trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ sạch trong khu vực và có thể toàn cầu.
Bốn khuyến nghị chính được đưa ra cho Chính phủ Việt Nam nhằm hiện thực hóa cơ hội, đó là: Hoàn thiện thể chế chiến lược xanh và đẩy mạnh xây dựng nền móng khuôn khổ pháp lý; Tăng cường xây dựng hệ thống tài chính xanh ổn định, giúp giảm chi phí vốn đầu tư; Phát triển hệ thống hạ tầng lưới điện, tạo nền móng để phát triển các nguồn năng lượng sạch và tái tạo; tăng tốc phát triển hệ sinh thái Hydro sạch..
Về kế hoạch hành động sắp tới, theo ông Lê Việt Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bộ sẽ ưu tiên đẩy mạnh triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thông qua xây dựng cơ chế chính sách đầu tư, hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý công cụ nguồn lực và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đầu tư.
Đặc biệt, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ban ngành và địa phương để triển khai xây dựng danh mục các dự án tăng trưởng xanh trọng điểm cũng như xây dựng và triển khai các công cụ tài chính xanh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới.
Nhấn mạnh Việt Nam với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, thúc đẩy tăng trưởng xanh chắc chắn mở ra cơ hội chưa từng có cho hợp tác đầu tư kinh doanh hiệu quả giữa doanh nghiệp Việt Nam và các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực then chốt hướng tới nền kinh tế xanh.
Theo VietQ.vn
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đó là chủ đề của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Quốc gia - TECHFEST 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại thành phố Hải Phòng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức.
Chiều ngày 01/11/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định 06 dự án đổi mới công nghệ. Bà Chu Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.