Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 15/11/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Các mô hình thúc đẩy đổi mới sáng tạo


 

Trên thế giới hiện có nhiều hình thức thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trong đó có các mô hình chủ yếu: Hỗ trợ tài chính trực tiếp, Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, Đổi mới theo chuỗi, Hỗ trợ kĩ thuật, Mạng lưới, liên đoàn, Cụm doanh nghiệp đổi mới và "Thành phố Công nghệ cao”.

 


Hỗ trợ tài chính trực tiếp
Nhiều chương trình chính phủ cấp nguồn vốn trực tiếp cho các DNNVV qua vốn vay, trợ cấp hoặc trong nhiều trường hợp qua cổ phần. SBIC đã giúp rất nhiều công ty công nghệ trên thế giới khởi nghiệp, bao gồm Amgen, Apple, Intel, Sun Microsystems, Telsa và FedEx.

Sự thành bại của những chương trình này đã chứng tỏ những kết quả khá mâu thuẫn: chúng phụ thuộc vào năng lực của người điều hành trong việc đưa ra quyết định dựa trên thị hiếu của thị trường. Trong trường hợp của SBIC, những công ty được đầu tư đã hồi đáp lợi nhuận dưới dạng tiền thuế và đóng góp cho nền kinh tế lớn hơn nhiều các khoản chi tiêu công. Intel, tập đoàn từng được SBIC hỗ trợ, đã trở thành một trong những nhà đổi mới hàng đầu trong việc sản xuất các vi xử lí, tạo ra việc làm cho khoảng 106.000 nhân công.

Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu
Cơ quan DARPA đã thực hiện các nghiên cứu và nỗ lực phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính phủ, đặc biệt là Bộ Quốc phòng Mỹ. Những cơ quan khác, điển hình như Cục Quản lý Hàng không Quốc gia (NASA), cũng tập trung nghiên cứu để hỗ trợ những nhiệm vụ đặc biệt của mình. Việc này đã đem lại sự thành công vượt trội ở vài nơi, tuy tỉ lệ chưa cao.

Trong những năm 1990, chính phủ Nhật Bản đã khởi động một chương trình "nhảy cóc" nhằm vượt qua công nghệ máy tính của IBM và các hãng máy tính Mỹ khác, cho phép nền công nghiệp Nhật Bản chiếm ưu thế tại nước nhà. Dự án này thất bại. Một trong những lý do cho sự thất bại này là việc đổi mới đã bị "ép buộc" qua những suy đoán sai lầm.

Đổi mới theo chuỗi
Các DNNVV nhận được sự hỗ trợ ban đầu của chính phủ có thể tự sử dụng nguồn vốn của mình để giúp đỡ những doanh nghiệp muốn đổi mới khác. Chúng ta có thể gọi đây là "Đổi mới theo chuỗi". Hãng Intel đã lập ra "Chương trình Học tập Kỹ thuật số Intel" nhằm giúp những người trẻ tại các nước đang phát triển được học về lập trình và điện tử.

Một sinh viên Indonesia có tên Fina Syam theo học khóa này, và sau đó bắt đầu dạy những người khác. Bằng kinh nghiệm của mình, cô đã phát triển một hệ thống lấy nền tảng là điện thoại thông minh tên là "JukuTech" để thúc đẩy việc học hỏi. Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia đã tặng thưởng cho cô Syam vì những đóng góp cho khởi nghiệp công nghệ tại quốc gia này. Fina sau đó cũng thành lập "Phòng thí nghiệm Đổi mới" Bulukumbu để giúp khu vực nông thôn phát triển ý tưởng, sáng kiến cải thiện đời sống của người dân nghèo.

Hỗ trợ kĩ thuật
Những công ty khởi nghiệp thường cần sự hỗ trợ trên mọi mặt, từ lập kế hoạch kinh doanh, đưa vào hoạt động, marketing cho tới công đoạn sản xuất. Thông thường, các công ty này sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những "lò ấp doanh nghiệp." Osaka, Nhật Bản là nơi có chế độ hỗ trợ khởi nghiệp thành công nhất. Tại trung tâm thương mại Grand Front Osaka, khách hàng có thể bắt gặp những cửa hàng bán lẻ bình thường lẫn các cửa hàng chuyên biệt, cho phép khách hàng có cơ hội được thử nghiệm các sản phẩm công nghệ mới. "Phòng thí nghiệm" cho phép các khách hàng thử nghiệm sản phẩm mẫu, ví dụ như drone (các thiết bị bay không người lái, điều khiển từ xa), công nghệ hologram (mô phỏng hình ảnh lập thể) và các hỗ trợ mua sắm khác. Hàn Quốc cũng thông báo rằng quốc gia này sẽ dần giảm bớt lệ thuộc vào tập đoàn Samsung. Seoul đã xây dựng Trung tâm Nội dung Thông minh (SCC), tập trung nghiên cứu về ngành điện tử, sách điện tử và trò chơi điện tử.

Mạng lưới, liên đoàn
Các chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc hợp nhất các doanh nghiệp, trường đại học với nhà nước để tối ưu hóa sự đổi mới. Trong năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã thành lập Liên đoàn Công nghệ Sản xuất Tiên tiến (AMTC) để cạnh tranh nghiên cứu, trao đổi kiến thức, tăng cường hiệu suất và thúc đẩy sản xuất những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất. Mỹ cũng đầu tư 500 triệu USD vào các dự án khởi nghiệp.

Cụm doanh nghiệp đổi mới
Có thể chương trình đổi mới tham vọng nhất là nhóm các DNNVV và doanh nghiệp lớn vào cùng khu vực, nơi họ có thể tập trung các nguồn lực để thúc đẩy đổi mới thông qua nghiên cứu và sản xuất.

Thung lũng Silicon tại San Jose, California và khu Route 128 tại Boston, Massachusettes là những mô hình như vậy. Chính phủ thúc đẩy các cụm doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ vốn cho nghiên cứu và giáo dục bậc đại học; đề ra các sáng kiến thuế doanh nghiệp, bảo lãnh chi phí phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư nghiên cứu (ví dụ như DARPA); huấn luyện các nhân viên với các kĩ năng thiết yếu. Singapo và Đài Loan cũng đang xây dựng cụm doanh nghiệp cho riêng mình.

Cả hai khu vực đều có những trường đại học đạt tiêu chuẩn thế giới, qua đó thu hút được các công ty công nghệ mới cũng như những nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội góp vốn cho những công ty khởi nghiệp và công ty có mức tăng trưởng cao.

Vùng Osaka của Nhật Bản cũng đang cố gắng để trở thành Thung lũng Silicon thứ hai.

Thành phố Công nghệ cao 
Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực kiến tạo những "Thành phố Công nghệ cao" để thu hút năng lực công nghệ và tinh thần đổi mới. Tháng 10/2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nếu tên 3 thành phố của Canada - Montreal, Vancouver và Toronto - nằm trong danh sách 25 thành phố công nghệ của thế giới.

Nhiều thành phố châu Á khác cũng có mặt trong danh sách, điển hình là Seoul, Đài Bắc, Singapo và Tokyo. Những thành phố này được đánh giá dựa trên số bằng sáng chế, số công ty khởi nghiệp, số lượng những nhà đầu tư, tỉ lệ áp dụng công nghệ và những tiêu chí khác. 

Các đánh giá này giúp chính phủ điều chỉnh mục tiêu quan trọng để vươn tới, tạo ra mối liên hệ tương trợ giữa những nhà đầu tư và các hãng công nghệ. Thành phố Công nghệ cao cũng có thể được coi là sự tổng hợp của tất cả những sáng kiến nói trên.
Lượt xem: 29



BÀI VIẾT KHÁC
Cách ăn uống giúp giảm lượng mỡ thừa
Cách ăn uống giúp giảm lượng mỡ thừa

Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân và giảm lượng mỡ thừa, hãy tham khảo mẹo ăn uống dưới đây.

Ngày 08/10/2018
Khoẻ mạnh với 20 phút tập luyện mỗi ngày
Khoẻ mạnh với 20 phút tập luyện mỗi ngày

Làm thế nào để có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, giảm được tình trạng béo phì của mình trong khi trong nhà lại không có đầy đủ dụng cụ, cũng không có đủ thời gian và tiền bạc để đi đến các phòng tập gym.

Ngày 11/09/2018
Bảo vệ sức khỏe từ lựa chọn thức ăn
Bảo vệ sức khỏe từ lựa chọn thức ăn

Có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì sức khỏe, cải thiện năng lực và trí tuệ…

Ngày 07/09/2018
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm

Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ…

Ngày 04/09/2018
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của việc đi bộ
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của việc đi bộ

Đi bộ không những tốt cho thể lực mà còn cho trí não. Thật sự có một sự hổ tương tuyệt vời giữa cơ thể và tinh thần. Đi bộ trong 30 phút và nhiều lần trong tuần giúp giải stress, tinh thần được phấn khởi, ngoài ra giúp tăng cường trí nhớ và trên hết là thuốc liệu pháp an thần “thiên nhiên”.

Ngày 04/09/2018
Vì sao nên giảm muối trong chế độ ăn?
Vì sao nên giảm muối trong chế độ ăn?

Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…

Ngày 27/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0