Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 08/02/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

VNPT Phú Thọ Tập trung đầu tư hạ tầng, nhân lực phục vụ xây dựng chính quyền điện tử


 

Ngày 14/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, trong đó, nhấn mạnh tầm quan trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt trong các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những phân tích, đánh giá đối với thực trạng hiện nay của Việt Nam dựa theo số liệu công bố của Liên hợp quốc năm 2014, cụ thể: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử xếp hạng thứ 99 trên thế giới, và đứng thứ 5 khối ASEAN; chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến và chỉ số hạ tầng mạng viễn thông đều bị đánh giá thấp.

 

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; Chính phủ đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành, các địa phương để góp phần nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc.

 

Trên cơ sở bám sát Nghị quyết 36a của Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tổng thể để Viễn thông các tỉnh thành phố vận dụng đối với địa phương mình. Đối với tỉnh Phú Thọ, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn, những năm qua, Viễn thông Phú Thọ đã không ngừng đầu tư mở rộng mạng lưới, tập trung nhân lực xây dựng các phần mềm ứng dụng để cùng với tỉnh nhà xây dựng chính quyền điện tử với một số bước đi cụ thể như sau:

 

Tập trung đầu tư hạ tầng mạng viễn thông

 

Mạng băng rộng cố định (cáp quang) đã được Viễn thông Phú Thọ xây dựng tại 276/277 xã trên toàn tỉnh (còn 01 xã Trung Sơn huyện Yên Lập dự kiến thực hiện trong năm 2017 theo chương trình Viễn thông công ích), với dung  lượng cổng và thiết bị đủ đáp ứng hơn 200.000 khách hàng. Như vậy về cơ bản, Viễn thông Phú Thọ đã thay thế mạng cáp đồng tốc độ thấp bằng mạng cáp quang tốc độ cao, chất lượng ổn định. Đối với chỉ tiêu này, Viễn thông Phú Thọ đã hoàn thành trước 4 năm so với quy hoạch mạng viễn thông thụ động giai đoạn 2015 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt năm 2015.

 

 Mạng băng rộng di động năm 2016 Viễn thông Phú Thọ cũng đã phủ sóng 3G kín trên địa bàn toàn tỉnh, trong năm 2017 sẽ tiếp tục triển khai 100 trạm công nghệ 4G theo lộ trình Bộ Thông tin Truyền thông phê duyệt cho Tập đoàn. Như vậy, với công nghệ 3G và 4G được triển khai rộng khắp với tốc độ cao cùng với mạng băng rộng cố định cáp quang thì việc đảm bảo hạ tầng viễn thông cho triển khai Chính phủ điện tử là hoàn toàn khả thi, phù hợp với yêu cầu của Chính phủ là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước giai đoạn hiện nay.

 

Ngoài ra, để đảm bảo về an ninh, an toàn trong ứng dụng CNTT thì trong những năm qua, Viễn thông Phú Thọ cũng đã xây dựng và vận hành Mạng truyền số liệu chuyên dùng cho cơ quan Đảng, Nhà nước, với đặc điểm là mạng truyền dẫn tốc độ cao, dùng riêng nên đảm bảo tính bảo mật và an toàn tuyệt đối. Hiện nay, Viễn thông Phú Thọ đã hoàn thành giai đoạn 2 (từ tỉnh đến cấp huyện và các sở ngành, đoàn thể), đang triển khai giai đoạn 3 (từ huyện xuống xã) sau khi đã được Tỉnh ủy chấp thuận.

 

Tập trung nhân lực xây dựng các phần mềm ứng dụng

 

Trên cơ sở Nghị quyết 36a, Chính phủ cũng cho phép đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp CNTT thực hiện dịch vụ cho thuê từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: Phần cứng, phần mềm, đường truyền, giải pháp, … để cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

 

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh, các cơ quan, các ngành đều đã xây dựng ban hành tương đối đầy đủ những bộ thủ tục hành chính ở từng lĩnh vực, từng địa phương và cũng đã triển khai xây dựng các phần mền để ứng dụng trong cơ quan, địa phương mình. Nhưng với công nghệ cũ thiếu sự đồng bộ và liên thông nên chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ về việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, còn mạng máy tính rời rạc, không liên kết thành một hệ thống, văn bản điện tử không được truyền đưa thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, dữ liệu không được chia sẻ và khai thác chung.

 

Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông - Công nghệ thông tin và lực lượng lao động chất lượng cao, Tập đoàn VNPT nói chung và Viễn thông Phú Thọ nói riêng đã rất tích cực triển khai xây dựng các phần mền ứng dụng với công nghệ mới là điện toán đám mây. Được sự tạo điều kiện của chính quyền các cấp, đặc biệt là Sở Thông tin Truyền thông trong việc tham mưu cho UBND tỉnh, thời gian qua, Viễn thông Phú Thọ đã xây dựng và triển khai một số phần mềm tiêu biểu như như: Phần mềm quản lý Y tế VNPT HIS đến tất cả 13 trung tâm y tế huyện, 277 trạm y tế xã, phường, thị trấn và 11 cơ sở y tế các ngành, cơ quan; phần mềm Quản lý văn bản điện tử VNPT iOffice tại Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, 08 sở ban ngành và 04 huyện thành thị đáp ứng được liên thông 4 cấp là từ Chính phủ đến tỉnh, huyện và xã; phần mềm một cửa điện tử VNPT iGate tại 5 Sở trên địa bàn tỉnh (hiện nay đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 đến tất cả các sở ban ngành, huyện, thị, thành và cơ quan tương tương). Ngoài ra, Viễn thông Phú Thọ đang cung cấp phần mềm kê khai thuế qua mạng, thanh toán Bảo hiểm y tế, quản lý giáo dục, dịch vụ Hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến UBND các huyện, một số sở ngành, Viện kiểm sát và sắp tới là Tòa án nhân dân.

 

Có thể nói các điều kiện cần về hạ tầng, nhân lực, phần mềm để triển khai chính quyền điện tử đều được Viễn thông Phú Thọ sẵn sàng đáp ứng. Thời gian tới, đơn vị rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành ứng dụng nhiều hơn CNTT trong quá trình tác nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức để doanh nghiệp và người dân sớm được thụ hưởng lợi ích mang lại. Qua đó, sớm đưa Phú Thọ trở thành tỉnh mạnh về ứng dụng CNTT theo thỏa thuận hợp tác chiến lược về Viễn thông - Công nghệ thông tin giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020.

 

Lượt xem: 23



BÀI VIẾT KHÁC
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Ngày 21/05/2020
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.

Ngày 08/10/2018
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).

Ngày 20/09/2018
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Ngày 04/09/2018
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”

Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Ngày 04/09/2018
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 22/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0