Đây là kết luận trong báo cáo của bộ phận Mobility Report đến từ Ericsson, công ty chuyên cung cấp thiết bị viễn thông đến từ Thụy Điển.
Theo những thống kê mới đây của hãng cung cấp thiết bị viễn thông đến từ Thụy Điển Ericsson, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có lượng tăng trưởng thuê bao di động cao nhất thế giới hiện nay, với hơn 2 triệu thuê bao trong quý I/2015.
Báo cáo của bộ phận Mobility Report đến từ Ericsson cũng cho hay, sẽ có khoảng 6,1 tỷ thuê bao smartphone vào cuối năm 2020, tăng mạnh so với con số 2,6 tỷ trong năm 2014. Ericsson dự đoán số thuê bao smartphone sẽ vượt qua thuê bao điện thoại cơ bản vào năm 2016, và tới 2020, 70% dân số thế giới sẽ sử dụng smartphone.
Với sự bùng nổ của điện thoại thông minh, Ericsson cho rằng trong tương lai, dịch vụ dữ liệu sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Myanmar, cho biết: "Tính đến thời điểm này, dịch vụ dữ liệu đã nhiều hơn gấp 10 lần so với dịch vụ thoại. Chính sự phổ biến của smartphone và các ứng dụng trên đó đã tạo nên một bước tiến mới trong hành vi người dùng và mức độ kỳ vọng của họ. Mức độ tăng trưởng dữ liệu diễn ra rất nhanh và ngày này, người dùng muốn ứng dụng của mình hoạt động tốt mọi lúc, mọi nơi, và luôn ở tốc độ cao nhất. Điều này cho thấy chất lượng mạng để để đáp ứng các dịch vụ dữ liệu là vô cùng quan trọng".
Đại diện của Ericsson cũng nhận định, từ thời điểm ban đầu, các mạng di động được thiết kế chỉ để cung cấp dịch vụ thoại. Do vậy, các chỉ số đánh giá chất lượng chỉ dựa trên sự hiện diện của vùng phủ, chất lượng thoại, tỷ lệ cuộc gọi không thành công. Nhưng ngày nay, các nhà mạng đang phải đối diện với nhu cầu mới của các thuê bao. Người dùng đòi hỏi ứng dụng dữ liệu trên smartphone của họ phải có sự ổn định, tốc độ cao, sẵn sàng cho việc sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Đây là thách thức nhưng cũng sẽ là cơ hội cho các nhà mạng viễn thông, nhà cung cấp thiết bị...
Ericsson hiện đang là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam nhờ chiếm được niềm tin từ người dùng, đối tác; tuy nhiên, họ sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với những đối thủ như Huawei hay các nhà cung cấp hạ tầng viễn thông khác trong thời gian tới.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.