Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 24/07/2017
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

“Nhà máy thông minh sẽ là tâm điểm của cuộc cách mạng 4.0”


 

Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị sẵn sàng để đón cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nếu không muốn bị tụt hậu.
(Ảnh minh họa)


Tiến sỹ Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) cho biết, tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là các nhà máy thông minh.

Thế nhưng, có một thực tế rằng, các doanh nghiệp tại Việt Nam lại chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tiếp cận với cuộc cách mạng được xác định là “thay đổi mạnh mẽ nền sản xuất của thế giới” này.

“Án binh” trước nguy cơ

Tại Hội thảo “Doanh nghiệp số - Đường tới cách mạng công nghiệp 4.0” do Bộ Công Thương, Đại sứ quan Đức, Công ty Siemens, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 20/7, ông Cường cho hay, với nền tảng là sự phát triển mạnh mẽ và tích hợp ở trình độ cao các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, cuộc cách mạng mạng công nghiệp 4 được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nền sản xuất của thế giới trong tương lai không xa.

Theo ông Cường, mô hình các nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Cùng lúc, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi ích từ các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là được cá nhân hóa theo ý muốn.

Được xem là cơ hội, tuy nhiên nếu không bắt kịp được nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức, tác động như sự tụt hậu công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh, dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, mất an toàn thông tin, xâm phạm bản quyền…

Cùng lúc, ông Cường đưa ra dự báo có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Theo ông Trần Việt Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, những thách thức đối với doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam đang hiện hữu.

Cụ thể, Việt Nam có 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn khoảng từ 4-7 tỷ đồng. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp không có nhiều điều kiện để phát triển các máy móc công nghệ mới vào sản xuất. Hiện, có tới 76% máy móc và công nghệ nhập khẩu từ thập niên 1980-1990, 75% đã hết khấu hao. Bên cạnh đó, có 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống.

Khảo sát của Vụ Khoa học và Công nghệ cho thấy, tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong tự động hóa và quản lý sản xuất còn thấp, tập trung chủ yếu ở khu vực văn phòng.

Trong khi đó, khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội chỉ ra rằng các doanh nghiệp chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dù có tới 55% doanh nghiệp trả lời rằng cuộc cách mạng này có tác động rất lớn nhưng chỉ có 12% cho biết đang triển khai, 19% đã xây dựng kế hoạch, 55% đang tìm hiểu và có tới 79% thì… chưa làm gì.

 

 

Lượt xem: 55



BÀI VIẾT KHÁC
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Ngày 21/05/2020
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.

Ngày 08/10/2018
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).

Ngày 20/09/2018
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Ngày 04/09/2018
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”

Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Ngày 04/09/2018
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 22/08/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0