Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 07/01/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Xây dựng và phát triển tiềm lực Khoa học công nghệ


a-1546562092
Dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu ứng dụng công nghệ mới ở Nhà máy chè Thanh niên, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn.

PTĐT - Khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng các định hướng chiến lược cũng như chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN và đạt được kết quả tích cực trên một số lĩnh vực. 

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực KH&CN được tỉnh quan tâm chú trọng, tạo cơ sở, hành lang pháp lý, cơ chế để KH&CN phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Tỉnh đã dành kinh phí để đầu tư cho hoạt động KH&CN như: Nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án…; hỗ trợ cho hoạt động KH&CN của các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị; hoạt động sự nghiệp KH&CN… Các sở, ban, ngành và huyện, thành, thị cũng đã triển khai các chủ trương, chính sách, lồng ghép nhiều chương trình, dự án, mục tiêu về vấn đề thu hút, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. 

Nhờ chính sách của tỉnh, hàng năm, số lượng đội ngũ trí thức KH&CN của tỉnh cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Có nhiều dự án điển hình như: Đầu tư xây dựng các Trung tâm KH&CN; mua sắm trang thiết bị tăng cường khả năng kiểm định phương tiện đo lường, thử nghiệm chất lượng hàng hóa cho Trung tâm kỹ thuật đo lường thử nghiệm, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; đầu tư xây dựng Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN… Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa và tăng nhanh tỷ lệ nông lâm sản chế biến cho các cơ sở sản xuất, nhất là trong chế biến hàng hóa xuất khẩu.

Tiềm lực KH&CN của tỉnh đã được tăng cường đáng kể trên các mặt tổ chức, đội ngũ cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất. Mạng lưới các tổ chức KH&CN được tăng cường, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 120 tổ chức, trong đó có 9 tổ chức KH&CN của Trung ương, 30 trung tâm, cơ sở dịch vụ KH&CN, 2 trường Đại học, 18 trường cao đẳng và trung cấp, 30 cơ sở đào tạo, dạy nghề, 36 phòng thí nghiệm về các lĩnh vực hóa, lý, sinh học, xây dựng, giấy, thực phẩm, đồ uống, môi trường; nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KH&CN đạt trên 1.800 người. Đặc biệt đã hình thành tương đối đồng bộ hệ thống các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trên lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, trong đó có nhiều Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành của Trung ương trên địa bàn tỉnh. Ngân sách chi cho sự nghiệp KH&CN của các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN ngày càng tăng. Đây là tiềm năng lớn cho sự nghiệp KH&CN của tỉnh.

anh-kiem-1546562105
Mô hình nuôi gà mía sử dụng đệm lót an toàn sinh học của anh Nguyễn Văn Kiểm ở xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm.

Đầu tư vào KH&CN là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Xác định được điều đó, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN có tính ứng dụng cao vào thực tế, tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với KH&CN, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điển hình như việc nghiên cứu công nghệ sản xuất trà cốm gạo lứt từ chè xanh kết hợp với cốm gạo lứt, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chè đậu nành túi lọc và chè râu ngô hòa tan; nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công thiết bị phân loại nguyên liệu chè xanh hái máy công suất 0,8 - 1 tấn/giờ, góp phần nâng cao chất lượng chè xanh, đa dạng hóa sản phẩm chè xanh chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu chè xanh Phú Thọ…

Việc đầu tư, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đưa sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển vững chắc, đặc biệt đối với việc tăng năng suất, sản lượng lương thực. Nhờ ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, chăn nuôi an toàn, nhiều thương hiệu đã được công nhận, bảo hộ địa lý, điển hình như: Bưởi Đoan Hùng, gà nhiều cựa Xuân Sơn, mì gạo Hùng Lô, khoai tầng vàng Thanh Sơn… 

Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện hơn 120 đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp tỉnh với tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng bám vào 7 lĩnh vực KH&CN trọng điểm. Các đề tài, dự án đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất và đời sống, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo lập và phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, phát triển nguồn gen các cây bản địa của địa phương. Một số quy trình công nghệ, sản phẩm được nghiên cứu tạo ra đã từng bước được thương mại hóa, chào bán.

Xác định KH&CN có vai trò quyết định đến sự phát triển KT - XH, thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN, xây dựng chính sách khuyến khích hình thành hệ thống các tổ chức KH&CN; tạo môi trường thu hút nguồn nhân lực ngoài địa phương; tỉnh cũng sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ hoạt động KH&CN. Ngành KH&CN tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, đào tạo, giáo dục; tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh…

Lượt xem: 2678



BÀI VIẾT KHÁC
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật mới trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước là rất quan trọng

Ngày 25/03/2024
Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Trình bày tham luận tại Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái trong xây dựng, hiện đại hóa đất nước” do Hội đồng Lý luận Trung ương (Đảng Cộng sản Việt Nam) phối hợp với Ban Tuyên truyền Trung ương (Đảng Cộng sản Trung Quốc) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/1/2024, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang khẳng định, Bộ KH&CN sẽ luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà khoa học để lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường phát tr

Ngày 13/01/2024
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trồng trọt là giải pháp giúp người nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời giảm chi phí đầu tư, công sức lao động, tăng thu nhập cho người dân. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất, phát huy hiệu quả tiềm năng của từng địa phương.

Ngày 11/01/2024
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, Viện Ứng dụng Công nghệ (Viện) cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực của Viện cho giai đoạn tếp theo phù hợp với tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng như ứng dụng công nghệ lõi.

Ngày 02/01/2024
Cần thực thực hiện vai trò nòng cốt trong ứng dụng và phát triển công nghệ
Cần thực thực hiện vai trò nòng cốt trong ứng dụng và phát triển công nghệ

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) được coi là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Là đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ, với sứ mệnh ĐMST, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cần xây dựng chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đi vào thực chất, hiệu quả.

Ngày 26/12/2023
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

heo báo cáo của UNESCO (AI and education: Guidance for policy-makers, 2021), Quy mô thị trường cho trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục có giá trị 1,1 tỷ USD năm 2020, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 6 tỷ USD vào năm 2024, tăng trưởng 445% chỉ trong 4 năm. AI cũng rất quan trọng đối với những nỗ lực của UNESCO, nhằm thực hiện mục tiêu 4 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, bảo đảm giáo dục công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Với điều này, Liên Hợp

Ngày 18/12/2023
Chung tay cải cách thủ tục hành chính Du lịch Phú Thọ Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0