Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 14/05/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Sản xuất theo chuỗi giá trị để phát triển nông nghiệp bền vững


Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 

 

image001_49.jpg

Công đoạn đóng gói bao bì sản phẩm của HTX dịch vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao 

 

Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng chuỗi nông sản giai đoạn 2017 - 2020. Từ đó góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng các chuỗi cung cấp nông, lâm, thủy sản an toàn kiểm soát được chất lượng từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết phân phối sản phẩm ở thị trường trong tỉnh. Đồng thời xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm chuỗi an toàn; hình thành thói quen, tập quán tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ, nhãn mác hàng hóa, truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: Vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng với diện tích 1.350ha, sản lượng đạt 11,8 nghìn tấn; vùng chuyên canh rau với diện tích 890ha; diện tích chè an toàn với 3.186ha... Toàn tỉnh cũng đã xây dựng và triển khai 13 chuỗi giá trị nông sản tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, có lợi thế như: Chuỗi cung ứng thịt gà tại thành phố Việt Trì; chuỗi cung cấp rau an toàn huyện Lâm Thao; chuỗi cung cấp gà nhiều cựa tại huyện Tân Sơn... Thông qua các chuỗi cung ứng, giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, thị trường cơ bản ổn định. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia chuỗi ngày càng hiệu quả. Đặc biệt đã từng bước hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Song song với đó, công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nông sản được quan tâm chú trọng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, HTX và nông dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trên thực tế, quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhỏ lẻ. Các hộ sản xuất chưa tổ chức liên kết thành HTX, tổ hợp do vậy sản phẩm cung cấp thị trường manh mún cả về số lượng và chất lượng. Tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp được sản xuất, phân phối tiêu thụ qua chuỗi giá trị còn thấp nên không thể tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng tại một số siêu thị trong nước hoặc phục vụ xuất khẩu…

Đứng trước sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi nông nghiệp Phú Thọ buộc phải chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, giảm đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong một nền kinh tế nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung giải quyết tốt việc tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô và đặc thù của từng địa phương, cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong việc tăng trưởng bền vững. Tập trung xây dựng vùng xuất nông sản an toàn, ứng dụng quy trình sản xuất tốt; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm. Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có chiến lược cụ thể, kết hợp với doanh nghiệp quy hoạch sản phẩm đầu ra cho cả ngành theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân đối cung cầu. Đảm bảo sự ổn định cho đầu ra của sản phẩm, cân đối được cung cầu và có chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành, thương hiệu địa phương, quốc gia theo một tầm nhìn dài hạn và bền vững.

Bên cạnh đó, phải liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã...  để đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp hiện đại an toàn theo chuỗi giá trị; từ đó, gia tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống của lực lượng lao động trong nông nghiệp vốn có thu nhập thấp và không ổn định.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý thị trường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các sản phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường đối với từng sản phẩm hàng hóa; tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và thương hiệu đã xây dựng, được bảo hộ gắn với phát triển chuỗi giá trị.

Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh

Lượt xem: 547



BÀI VIẾT KHÁC
Sao Khuê 2024: Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ AI
Sao Khuê 2024: Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ AI

Giải thưởng Sao Khuê 2024 có hơn 90% các sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, người dân...

Ngày 15/04/2024
KH&CN là động lực tạo ra đột phá và hỗ trợ có hiệu quả các HTX
KH&CN là động lực tạo ra đột phá và hỗ trợ có hiệu quả các HTX

Chia sẻ về các hoạt động KH&CN hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX), Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Hồng Thái cho biết, giai đoạn vừa qua các hoạt động KH&CN ngày càng đi vào thực chất, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.

Ngày 11/04/2024
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật mới trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước là rất quan trọng

Ngày 25/03/2024
Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Trình bày tham luận tại Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái trong xây dựng, hiện đại hóa đất nước” do Hội đồng Lý luận Trung ương (Đảng Cộng sản Việt Nam) phối hợp với Ban Tuyên truyền Trung ương (Đảng Cộng sản Trung Quốc) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/1/2024, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang khẳng định, Bộ KH&CN sẽ luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà khoa học để lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường phát tr

Ngày 13/01/2024
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trồng trọt là giải pháp giúp người nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời giảm chi phí đầu tư, công sức lao động, tăng thu nhập cho người dân. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất, phát huy hiệu quả tiềm năng của từng địa phương.

Ngày 11/01/2024
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, Viện Ứng dụng Công nghệ (Viện) cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực của Viện cho giai đoạn tếp theo phù hợp với tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng như ứng dụng công nghệ lõi.

Ngày 02/01/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0