Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu chọn và sử dụng một số loài thảo dược trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn chăn nuôi lợn


Cơ quan chủ trì
Đại học Hùng Vương
Chủ nhiệm
TS. Nguyễn Tài Năng
Cán bộ tham gia
TS. NGuyễn Tài Năng, ThS.Đặng Hoàng Lâm, TS. Triệu Quý Hùng, TS. Phạm Thanh Loan, ThS. Trịnh Thị Quý, ThS. Nguyễn Thị Quyên, ThS.Nguyễn Thị Ngọc Liên,CN. Trần Anh Tuyên, CN. Lê Quang Nhân,Ths. Dương Thị Bích Liên
Mục tiêu

            1. Khảo sát, điều tra các loại thảo dược có tính kháng khuẩn phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2. Lựa chọn và xác định phương pháp chế biến thảo dược thích hợp.

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thảo dược trong chăn nuôi.


Kết quả thực hiện

 1.  Khảo sát, điều tra các loại thảo dược có tính kháng khuẩn phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Lựa chọn danh mục các loài thảo dược có tính kháng khuẩn theo mô tả của tài liệu về cây thuốc Việt Nam và kết hợp kinh nghiệm sử dụng cây làm thuốc trong dân gian. Danh mục tên cây thuốc theo tên thường gọi và tên khoa học của các loại thảo dược có tính kháng khuẩn được lựa chọn.

Dựa trên kết quả điều tra các loại thảo dược chúng tôi đã lựa chọn 9 loại thảo dược phổ biến nhất xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là Tỏi, Hành, Gừng, Nghệ, Riềng, Rẻ quạt, Cỏ xước, Cỏ sữa lá nhỏ và Rau sam. Các loại thảo dược này được coi là có tính kháng khuẩn cao và phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Sử dụng danh mục các loại thảo dược đã được lựa chọn, chúng tôi tiếp tục khảo sát kinh nghiệm sử dụng thảo dược trong chăn nuôi lợn về: bộ phận sử dụng, tuổi, thời điểm thu hái cây được sử dụng làm thuốc và phương pháp chế biến để sử dụng cho lợn. Chúng tôi sử dụng bảng các câu hỏi mở về sử dụng thảo dược trong nuôi lợn để thu thập kinh nghiệm của người chăn nuôi lợn.

2. Lựa chọn và xác định phương pháp chế biến thảo dược thích hợp

- Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 04 loại thảo dược có tính kháng khuẩn rõ nhất để phục vụ các nghiên cứu tiếp theo. Tiêu chí lựa chọn là: có khả năng kháng với cả 3 loại vi khuẩn thử nghiệm, có đường kính vòng vô khuẩ lớn nhất. Với 2 tiêu chí trên, chúng tôi lựa chọn cỏ sữa, rẻ quạt, tỏi và riềng để tiến hành các nghiên cứu về phương pháp chế biến và thời gian bảo quản phù hợp.

- Dựa vào kết quả về khả năng bảo quản thảo dược sau khi chế biến cho thấy, sấy khô cho phép giữ lại được khả năng kháng khuẩn của thảo dược lâu nhất. Rẻ quạt, cỏ sữa và cỏ xước là các loại thảo dược ít chịu ảnh hưởng của phương pháp sấy khô tới khả năng kháng khuẩn. Khả năng kháng khuẩn của tỏi bị suy giảm mạnh sau khi sấy khô. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn bột khô của các cây rẻ quạt, riềng và cỏ sữa cho các thí nghiệm tiếp theo trên lợn.

3. Đánh giá hiệu quả của thảo dược trong chăn nuôi lợn

Bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn cho lợn sau cai sữa khả năng tăng trọng và thu nhận thức ăn của lợn tương đương với khẩu phần ăn bổ sung kháng sinh. Điều này khẳng định, bổ sung thảo dược không ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn, nói cách khác, thảo dược ít ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn và độ ngon miệng của lợn.

Sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng và phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra nhằm hạn chế hiện tượng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa, từ đó giảm thiểu thiệt hại do bệnh tiêu chảy và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Với mục đích này, thảo dược hoàn toàn đáp ứng được vai trò thay thế kháng sinh tổng hợp.

Việc bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn nói riêng và của vật nuôi nói chung có hai mục đích chính là phòng trị bệnh và kích thích sinh trưởng từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất. Với mục đích phòng bệnh thì kháng sinh trộn thức ăn phát huy hiệu quả tốt ở giai đoạn gia súc non cả về ý nghĩa kinh tế và sức khoẻ vật nuôi. Vì ở giai đoạn này vật nuôi rất mẫn cảm với mầm bệnh và môi trường, lượng thức ăn tiêu thụ ít, chi phí kháng sinh để trộn thức ăn sẽ ít. Ở giai đoạn trưởng thành vật nuôi có sức đề kháng tốt hơn nên các nhiễm khuẩn thông thường ít ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, sử dụng kháng sinh trong thức ăn ở giai đoạn trưởng thành có ý nghĩa về kinh tế hơn là ý nghĩa phòng bệnh cho vật nuôi.

Bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn cho thấy hiệu quả kinh tế tương đương với việc bổ sung kháng sinh trong khẩu phần và cao hơn rõ rệt so với chăn nuôi lợn sử dụng khẩu phần không bổ sung kháng sinh. Lợi nhuận lớn hơn chủ yếu là do chi phí điều trị cho lợn ở các lô lợn bổ sung thảo dược thấp hơn nhiều so với lô không bổ sung kháng sinh. Ngoài ra, sản phẩm chăn nuôi từ thức ăn bổ sung thảo dược có chất lượng cảm quan tốt và an toàn hơn có thể mang lợi nhuận cao từ giá bán cao hơn.


Thời gian
24 tháng (t1/2013-t12/2014)
Kinh phí
314,6 triệu
Lượt xem: 638



BÀI VIẾT KHÁC
Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/04/2024
Ứng dụng và phát triển phần mềm Quản lý đề tài, dự án phục vụ hiệu quả công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng và phát triển phần mềm Quản lý đề tài, dự án phục vụ hiệu quả công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng và phát triển phần mềm Quản lý đề tài, dự án phục vụ hiệu quả công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/04/2024
Ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn, vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn, vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng công nghệ vi sinh (xạ khuẩn, vi khuẩn) để sản xuất phân hữu cơ (compost) chất lượng cao từ phế phụ liệu trong trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/04/2024
Xây dựng mô hình không gian trải nghiệm và trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại trường Đại học Hùng Vương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Xây dựng mô hình không gian trải nghiệm và trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại trường Đại học Hùng Vương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Xây dựng mô hình không gian trải nghiệm và trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại trường Đại học Hùng Vương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngày 02/04/2024
Xây dựng mô hình liên kết trồng cây Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) theo hướng hữu cơ lấy nguyên liệu chế biến sản phẩm trà hoa cúc tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết trồng cây Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) theo hướng hữu cơ lấy nguyên liệu chế biến sản phẩm trà hoa cúc tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết trồng cây Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) theo hướng hữu cơ lấy nguyên liệu chế biến sản phẩm trà hoa cúc tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/04/2024
Điều tra, khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý, chăm sóc, bảo tồn một số cây cổ thụ có giá trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Điều tra, khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý, chăm sóc, bảo tồn một số cây cổ thụ có giá trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Điều tra, khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý, chăm sóc, bảo tồn một số cây cổ thụ có giá trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngày 01/04/2024
Chung tay cải cách thủ tục hành chính Du lịch Phú Thọ Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0