Trung tâm Đổi mới sáng tạo Thượng Hải, Trung Quốc, hàng năm đều tổ chức đánh giá lại các doanh nghiệp ươm tạo để có những chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả và quyết định có đầu tư tiếp hay không. Những doanh nghiệp yếu kém sẽ bị mua lại hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác.
Ông Zhang Wen, Phó Giám đốc Trung tâm ĐMST Thượng Hải, chia sẻ thông tin trên tại Diễn đàn Hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST do Cục Công tác phía Nam Bộ KH&CN phối hợp với Ủy ban KH&CN Thượng Hải tổ chức ngày 16/7 tại TPHCM.
Ông Zhang Wen cho biết, từ năm 2014 đến nay, hoạt động khởi nghiệp ĐMST của Trung Quốc phát triển như vũ bão. Tính đến cuối năm 2018, Trung Quốc có trên 600 ngàn người tham gia các dự án ươm tạo khởi nghiệp, với tỷ lệ thành công 22%. Đa số người tham gia khởi nghiệp là sinh viên đại học; tiếp đến là các doanh nghiệp lớn khởi nghiệp ở các lĩnh vực khác, các chuyên gia công nghệ ở các cơ quan nhà nước ra ngoài thành lập công ty để khởi nghiệp và các du học sinh về nước khởi nghiệp. Theo ông Zhang Wen, nhóm du học sinh mặc dù tham gia khởi nghiệp không nhiều, nhưng lại đạt hiệu quả nhất vì họ vừa có kiến thức công nghệ tốt, vừa am hiểu thị trường trong nước.
ÔngZhang Wen, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Thượng Hải, Trung Quốc
Các Trung tâm ươm tạo được Chính phủ Trung Quốc bỏ vốn khoảng 30 - 45%, còn lại đầu tư từ xã hội hóa. “Đây là đầu tư mạo hiểm, nên vốn của nhà nước bỏ vào nhằm mục đích lựa chọn được những doanh nghiệp tốt để xã hội có cơ sở đầu tư tiếp, chứ không nhằm thu về lợi nhuận. Khi doanh nghiệp thất bại cũng không bị truy cứu” – ông Zhang Wen nói.
Theo ông Zhang Wen, các trung tâm ươm tạo này có nhiệm vụ xúc tiến, chuyển giao các thành quả về KH&CN, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm bớt rủi ro và có điều kiện để phát triển. Các doanh nghiệp công nghệ mới được sử dụng các thiết bị miễn phí của trung tâm ươm tạo. “Các trung tâm này hoạt động như một doanh nghiệp nên cũng phải tính toán, lựa chọn đầu tư ươm tạo cho các doanh nghiệp có tiềm năng để tồn tại và phát triển” – ông Zhang Wen chia sẻ.
Đại biểu tham dự trao đổi với các chuyên gia đến từ Thượng Hải
Về việc cấp kinh phí tài trợ, bà Wu Yini, Quản lý Dự án Mini-giant của Thượng Hải - dự án hỗ trợ, ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các ngành kỹ thuật - cho biết, trước đây, các doanh nghiệp nhận 70% kinh phí, sau khi được xét duyệt tài trợ. Doanh nghiệp nhận nốt 30% kinh phí còn lại sau khi kết thúc thời gian ươm tạo. Tuy nhiên, hiện nay, Dự án đã thay đổi cách cấp kinh phí. Đó là, sau khi được xét tài trợ và đến thời điểm đạt một số tiêu chí nhất định, doanh nghiệp mới được nhận kinh phí tài trợ. Để xét tài trợ kinh phí, Dự án tiến hành kiểm toán tài chính; kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp về khả năng cạnh tranh, sáng tạo, tỷ lệ đầu tư cho KH&CN, đóng góp cho xã hội,…
Theo most.gov.vn
Việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, các địa phương gặp không ít khó khăn về cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin cũng như tổ chức lại bộ máy, quy trình quản lý...
Chiều ngày 30/6/2025, đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 chủ trì cuộc họp trực tuyến về rà soát tiến độ, kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông, đồng bộ để chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn từ ngày 1/7/2025.
Ngày 24/6/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để triển khai giải pháp thực hiện rà soát, đánh giá, nâng cấp và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới.
Phát triển công nghệ 5G đang được tỉnh Phú Thọ và các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn triển khai với lộ trình cụ thể và quyết tâm cao nhằm mục tiêu xây dựng hạ tầng số hiện đại, mở ra không gian mới cho tăng trưởng, cải thiện chất lượng sống, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số toàn diện của địa phương.
Với thành tích thứ ba chung cuộc, đội VNPT Cyber Immunity của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã ghi danh Việt Nam tại giải đấu an ninh mạng lớn nhất thế giới về phòng thủ và bảo vệ các hệ thống mạng.
Thực hiện Kế hoạch số 2139/KH-UBND ngày 29/4/2025 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm học 2024-2025.
Liên kết trang
0
2
0