Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 10/12/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Hiệu quả triển khai các chương trình phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh


Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 3 chương trình phát triển KH&CN tỉnh, gồm: Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh; Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. 

Nuôi-cá-chép-đỏ-ở-Tuy-Lộc.jpg

Nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm ở xã Tuy Lộc (huyện Cẩm Khê)

Năm 2011, làng cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê)được UBND tỉnh công nhận là làng nghề. Có thị trường tiêu thụ toàn quốc, mang nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con, tuy nhiên do chưa được truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như chưa có nhãn hiệu... do vậy giá trị thương hiệu, lợi nhuận của sản phẩm cá chép đỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, năm 2017, Sở KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Cẩm Khê tổ chức thực hiện Dự án tạo lập, quản lý và xây dựng nhãn hiệu tập thể cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc. Sau khi Dự án được hoàn thiện (năm 2018), nghề sản xuất và kinh doanh cá chép đỏ Thủy Trầm đã thêm cơ hội phát triển, sức cạnh tranh của sản phẩm cũng được nâng cao, mang lại thu nhập cho người dân.

Cùng với nhãn hiệu tập thể cá chép đỏ Thủy Trầm, chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã đăng ký bảo hộ sáng chế cho 3 giải pháp hữu ích, 5 kiểu dáng công nghiệp được áp dụng trong thực tiễn. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 106 nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có 15 đặc sản địa phương mang địa danh như: Rau an toàn Tân Đức, gà nhiều cựa Tân Sơn, chè xanh Yên Kỳ, hồng không hạt Gia Thanh, cá chép đỏ Thủy Trầm, chè xanh Phú Thịnh, chè xanh Dốc Đen, rau an toàn Tứ Xã, nón lá Sai Nga, chuối Bản Nguyên…

Với việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm đã góp phần kiểm soát về chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm, thúc đẩy và phát triển quy mô sản xuất và kinh doanh, ngăn chặn hiện tượng xâm phạm quyền SHTT, loại trừ các sản phẩm không đúng nguồn gốc, kém chất lượng, bảo vệ quyền hợp pháp của người dân và phát huy giá trị thương hiệu cho sản phẩm.

Công-ty-Kim-Sen.jpg

Máy chà nhám 2 mặt của Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Kim Sen

Nằm trong số các doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ thuộc Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh, Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Kim Sen (xã Thượng Nông, huyện Tam Nông) đã triển khai có hiệu quả Dự án “Đổi mới công nghệ sản xuất ván ép xuất khẩu”.

Trước khi đổi mới công nghệ, công ty chỉ sử dụng 1 máy chà nhám của Trung Quốc để đánh bóng bề mặt ván ép nên độ chà không được mịn, ván ép chà xong không được đều, đẹp và chưa đáp ứng chuẩn yêu cầu. Với nguồn vốn của công ty và nguồn kinh phí hỗ trợ đổi mới công nghệ của tỉnh trên 4,1 tỷ đồng, công ty đã mạnh dạn đầu tư 2 máy chà nhám 2 mặt (công nghệ Trung Quốc) và 1 máy khâu vá ván (công nghệ Đài Loan) giúp nâng công suất từ 808,83 m3/tháng lên 875,14 m3/tháng, tạo ra sản phẩm ván ép có chất lượng, mẫu mã tốt, giảm chi phí sản xuất.

IMG-20190923-164533.jpg

Tháng 8/2019 sản phẩm chè xanh Yên Kỳ được công nhận nhãn hiệu tập thể

Đối với Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ gần 80 dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ trên 21 tỷ đồng. Chương trình ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức, Tây Ban Nha…

Cùng với đó, Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2016 - 2020 sau 4 năm triển khai đã khảo sát, đánh giá, lựa chọn được trên 20 kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gần 20 tiến bộ KH&CN mới, tiên tiến, phù hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện 14 dự án KH&CN. Một số dự án như: Quy trình công nghệ và hệ thống trang thiết bị nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris; công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chạch sông… đã được phát huy, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương.

Ông Nguyễn Thủy Trọng - Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Đến nay, các chương trình phát triển KH&CN của tỉnh cơ bản đã đạt được các mục tiêu đặt ra, trong đó đã hỗ trợ gần 80 doanh nghiệp thực hiện đổi mới, hiện đại công nghệ trong sản xuất; xây dựng được nhiều mô hình chuyển giao, áp dụng tiến bộ KH&CN, đưa các giống cây con mới, các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại vào đời sống xã hội; tạo lập, quản lý trên 20 nhãn hiệu bảo hộ sở hữu trí tuệ sản cho phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lợi thế của tỉnh.

Trong thời gian tới, ngành KH&CN tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả của các chương trình phát triển KH&CN của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN hướng trọng tâm vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực, từng sản phẩm. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông lâm nghiệp, công nghệ vật liệu mới, cơ khí - tự động hoá, công nghệ thông tin và tăng cường hoạt động đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo phutho.gov.vn

Lượt xem: 1077



BÀI VIẾT KHÁC
Hội thảo khoa học “Chuyển đổi xanh - Cơ hội và giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ”
Hội thảo khoa học “Chuyển đổi xanh - Cơ hội và giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ”

Ngày 24/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi xanh – Cơ hội và giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ”.

Ngày 24/06/2025
Hội nghị trực tuyến về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Hội nghị trực tuyến về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Sáng ngày 23/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai các nội dung phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Hoàng Phương chủ trì Hội nghị.

Ngày 23/06/2025
Kiểm tra tiến độ đề tài “Nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp và xây dựng mô hình tổ chức quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình khu vực nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn ở tỉnh Phú Thọ”
Kiểm tra tiến độ đề tài “Nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp và xây dựng mô hình tổ chức quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình khu vực nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn ở tỉnh Phú Thọ”

Ngày 17/6/2025, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp và xây dựng mô hình tổ chức quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình khu vực nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn ở tỉnh Phú Thọ” do Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì thực hiện.

Ngày 18/06/2025
Hội thảo khoa học năm 2025: “Gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp”
Hội thảo khoa học năm 2025: “Gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp”

Ngày 17/6, Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ đã tổ chức hội thảo khoa học “Gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp”.

Ngày 17/06/2025
'Cần luật hóa điều kiện về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học'
'Cần luật hóa điều kiện về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học'

Bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề nghị luật hóa điều kiện về "chấp nhận rủi ro", để trở thành điểm tựa vững chắc cho nhà khoa học yên tâm cống hiến.

Ngày 10/06/2025
Ngân sách dành thêm 20.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ
Ngân sách dành thêm 20.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ

Thủ tướng cho biết sẽ dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng để đảm bảo bố trí ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Ngày 06/06/2025
Lịch tiếp công dân ​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp" Mời tham dự CĐS 2025 Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cẩm nang tiết kiệm điện trong văn phòng - công nghiệp - toà nhà năm 2025 Cẩm nang tiết kiệm điện cho hộ gia đình Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Du Lịch Điện Biên

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

2

PAKN từ chối xử lý

0