Mô hình trồng thanh long của gia đình anh Minh đang được nhân rộng ở huyện Đoan Hùng.
- Mấy năm gần đây, cây thanh long được các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng đưa vào trồng bước đầu đã có hiệu quả, một trong các hộ trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao là gia đình anh Nguyễn Văn Minh, ở khu 6 xã Yên Kiện.
Chuẩn bị giống cho vụ mới.
Khi mới lập nghiệp anh Minh đã đầu tư trồng cây lâm nghiệp như keo và bạch đàn, song sau một thời gian trồng không đem lại hiệu quả kinh tế, anh quyết định chuyển đổi sang cây trồng khác. Sau khi đi tham quan thực tế một số mô hình ở Sơn Tây (Hà Nội), Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu ở quê hương phù hợp với cây thanh long nên năm 2014, sau khi học tập, tích lũy được một số kinh nghiệm, anh Minh bắt tay vào làm đất, đổ trụ và mua giống về trồng. Với đặc tính của thanh long là giống cây dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không phải tưới và chăm sóc nhiều. Ban đầu anh đầu tư trồng thí điểm 700 gốc, sau 1 năm cây cho trái và có lãi, anh bắt đầu trồng hết diện tích đất còn lại. Đến nay gia đình anh đã có 2ha với 1.700 gốc, giống thanh long anh đang trồng là giống lai Đài Loan (Long Định 1). Thanh long ở Yên Kiện được đánh giá là có vị ngọt hơn với một số địa phương đã trồng.
Anh Minh cho biết: Chu kỳ thu hoạch của cây thanh long từ 9-10 lứa (mỗi tháng 1 lứa chính và phụ) bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, trọng lượng quả to 1kg, trung bình từ 5-7 lạng, khi thu hoạch, mỗi gốc cho khoảng 20kg quả, thị trường chủ yếu của gia đình anh là các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương và địa bàn trong tỉnh. Mỗi năm trừ chi phí 1 cây thanh long cho thu lãi 2 triệu đồng. Vụ thanh long vừa qua với 700 gốc đã cho thu lãi 140 triệu đồng/năm.
Hiện nay mô hình trồng thanh long của anh Minh và một số hộ được xã xây dựng theo mô hình liên kết. Đây là mô hình mang hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo không những cho gia đình anh Minh mà còn góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Theo baophutho.vn
baophutho.vnNhắc đến xã miền núi Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn của huyện Yên Lập (nay được sáp nhập thành xã Sơn Lương, tỉnh Phú Thọ không ai không biết đến một sản vật nông sản nổi tiếng là gạo nếp. Năm 2010, sản phẩm gạo nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó đến nay, đồng bào dân tộc nơi đây luôn nỗ lực gìn giữ và xây dựng thương hiệu cho loại sản phẩm nông sản quý này.
baophutho.vnTrong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các địa phương. Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel Phú Thọ) đã khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực trong việc đồng hành cùng tỉnh xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đặc biệt tập trung vào giải pháp chuyển đổi số chính quyền 2 cấp.
Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2025/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp lớn. Đây là công cụ nhằm đo lường mức độ ứng dụng công nghệ số trong vận hành, quản trị và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn Thủ đô đã tham gia “Ngày hội Đổi mới sáng tạo Thủ đô năm 2025” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị trực tuyến từ điểm cầu Trung ương đến điểm cầu cấp tỉnh và cấp xã, phường, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Liên kết trang
0
2
0