Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 18/04/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Đổi mới công nghệ - Giải pháp phát triển làng nghề


dsc0531-copy-1555546870
Cơ sở sản xuất, chế tác gỗ của anh Đoàn Tuấn Anh tại làng nghề mộc Dư Ba, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê sử dụng máy đục, chạm khắc tự động lập trình vi tính giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất.

 - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp then chốt, trở thành yếu tố sống còn đối với các làng nghề. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đổi mới công nghệ tại các làng nghề lại không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt đối với làng nghề truyền thống…

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 71 làng nghề được UBND tỉnh công nhận duy trì hoạt động ổn định với tổng doanh thu hàng năm ước đạt trên 1 nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động. Trong đó, nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản chiếm chủ yếu với 58%; nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ 26%; còn lại là nhóm làng nghề gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh và xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Chủ yếu là các làng nghề truyền thống, hoạt động theo lối sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm “cha truyền con nối”. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các làng nghề cần đổi mới công nghệ để phát triển bền vững, dần xoá bỏ lối sản xuất cũ mang tính thủ công, hiệu suất lao động thấp, cần nhiều nhân lực, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Đặc biệt là đối với những làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản và thủ công mỹ nghệ.

Nhờ triển khai hiệu quả nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các hộ làng nghề đổi mới công nghệ, áp dụng KH-KT thông qua chính sách khuyến công, các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhiều hộ làng nghề đã dần thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư trang bị máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ tự động áp dụng vào một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình sản xuất. Qua đó, không những rút ngắn các công đoạn thủ công, nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm mà còn góp phần giải phóng sức lao động, cải thiện môi trường làng nghề. 

Làng nghề mộc Dư Ba, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê được công nhận làng truyền thống từ năm 2005, hiện có hơn 100 hộ tham gia sản xuất, trung bình mỗi năm sản xuất hàng trăm ngàn sản phẩm, tiêu thụ ở các thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu bình quân làng nghề ước đạt trên 30 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm cho trên 600 lao động. Nếu như trước đây, hầu hết các hộ dân đều sử dụng máy móc công nghệ cũ, bán tự động khiến cho hiệu suất lao động thấp, tốn nhiều nhân lực thì đến nay, làng nghề mộc Dư Ba đang dần thay da đổi thịt nhờ áp dụng tiến bộ của KH-KT, đổi mới công nghệ trong sản xuất.

Giống như nhiều hộ làm nghề trong xã, trước đây, xưởng chế tác của anh Đoàn Tuấn Anh chủ yếu sản xuất theo lối thủ công, để đảm bảo khối lượng hàng hóa, có thời điểm gia đình phải thuê tới gần 20 lao động. Nhằm đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, anh đã đầu tư trên 700 triệu đồng mua sắm các loại máy móc hiện đại như: Máy cắt, máy đục, chạm khắc tự động lập trình vi tính… qua đó đã giúp giảm số lượng lao động thường xuyên xuống còn 6-8 người. Anh cho biết: Hiện nay hầu hết các công đoạn sản xuất, chế tác của gia đình đều có sự tham gia của máy móc. Nếu như trước kia để làm ra một sản phẩm, thợ đục lành nghề phải mất cả tháng mới có thể hoàn thiện thì nay với máy đục tự động, thời gian hoàn thành sản phẩn được rút ngắn còn vài giờ đồng hồ. Việc sử dụng máy móc thay cho lao động thủ công đã nâng cao năng suất, tăng tính đồng bộ, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận hàng hoá.

Không chỉ riêng làng nghề mộc Dư Ba, việc đổi mới công nghệ cũng đang dần được các làng nghề chú trọng. Hiệu quả từ đổi mới công nghệ trong sản xuất tại các làng nghề khá rõ, tuy nhiên, trên thực tế việc đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất tại các làng nghề hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, gây không ít khó khăn trong phát triển làng nghề, trong đó, trở ngại lớn nhất chính là kinh phí đầu tư. Để chuyển đổi các công đoạn từ thủ công sang sử dụng máy móc hiện đại, tự động hoặc bán tự động cần nguồn vốn đầu tư khá lớn từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/máy, 

chưa kể việc đồng bộ hệ thống sản xuất. Đây là khoản chi phí mà không phải hộ làm nghề nào cũng có thể đáp ứng được, nhất là các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Ngoài vốn đầu tư, việc đổi mới công nghệ tại các làng nghề hiện nay cũng gặp phải nhiều vướng mắc: Không có đơn vị chuyển giao trực tiếp, nhiều cơ sở sản xuất, hộ làm nghề không nắm được các thông tin về chính sách hỗ trợ, khuyến công…

Nguyên nhân chính là do đặc điểm quy mô sản xuất các làng nghề của tỉnh chủ yếu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ; tỷ lệ làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm, thủy sản và thủ công mỹ nghệ cao nhưng hầu hết các công đoạn đều là thủ công; một số hộ làm nghề vẫn mang tính tự phát, hình thức sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, thiếu các hình thức tổ chức sản xuất tập thể. Bên cạnh đó, tư duy đổi mới công nghệ đã dần hình thành nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ làm nghề còn chậm. Lực lượng lao động tại làng nghề mỏng, chất lượng thấp, thiếu kiến thức về KH-KT, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ trong sản xuất còn hạn chế… 

Theo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn, để các làng nghề vượt qua rào cản công nghệ, trước hết cần giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến công, chính quyền các địa phương cần tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiến bộ vào sản xuất, khuyến khích các hộ làm nghề mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, dần thay thế các công đoạn thủ công, hướng đến sản xuất tự động hoá. Thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề gắn với phát triển quy hoạch phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới vào sản xuất.

Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chú trọng truyền nghề gắn với đào tạo lao động lành nghề có chuyên môn cao, hiểu biết về KH-KT. Chính quyền các địa phương cần trở thành cầu nối giữa các hộ làng nghề trong việc đặt hàng, chuyển giao KH-KT, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; kết nối các tổ chức tín dụng tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề tiếp cận các chính sách hỗ trợ sản xuất, nguồn vốn vay ưu đãi cũng như có trách nhiệm trong huy động các nguồn lực đầu tư phát triển làng nghề, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề cải tiến công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại… Về phía các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề cần phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, hình thức kinh doanh, chủ động trong việc tiếp cận, nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất thực tế. Thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, lối sản xuất thủ công sang hình thành các tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động; quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề… 

Theo baophutho.vn

Lượt xem: 416



BÀI VIẾT KHÁC
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật mới trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước là rất quan trọng

Ngày 25/03/2024
Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Trình bày tham luận tại Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái trong xây dựng, hiện đại hóa đất nước” do Hội đồng Lý luận Trung ương (Đảng Cộng sản Việt Nam) phối hợp với Ban Tuyên truyền Trung ương (Đảng Cộng sản Trung Quốc) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/1/2024, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang khẳng định, Bộ KH&CN sẽ luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà khoa học để lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường phát tr

Ngày 13/01/2024
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trồng trọt là giải pháp giúp người nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời giảm chi phí đầu tư, công sức lao động, tăng thu nhập cho người dân. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất, phát huy hiệu quả tiềm năng của từng địa phương.

Ngày 11/01/2024
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, Viện Ứng dụng Công nghệ (Viện) cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực của Viện cho giai đoạn tếp theo phù hợp với tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng như ứng dụng công nghệ lõi.

Ngày 02/01/2024
Cần thực thực hiện vai trò nòng cốt trong ứng dụng và phát triển công nghệ
Cần thực thực hiện vai trò nòng cốt trong ứng dụng và phát triển công nghệ

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) được coi là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Là đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ, với sứ mệnh ĐMST, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cần xây dựng chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đi vào thực chất, hiệu quả.

Ngày 26/12/2023
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

heo báo cáo của UNESCO (AI and education: Guidance for policy-makers, 2021), Quy mô thị trường cho trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục có giá trị 1,1 tỷ USD năm 2020, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 6 tỷ USD vào năm 2024, tăng trưởng 445% chỉ trong 4 năm. AI cũng rất quan trọng đối với những nỗ lực của UNESCO, nhằm thực hiện mục tiêu 4 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, bảo đảm giáo dục công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Với điều này, Liên Hợp

Ngày 18/12/2023
Chung tay cải cách thủ tục hành chính Du lịch Phú Thọ Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0