Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết sẽ tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đồng thời chú trọng nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng để phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội bền vững...
Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, với nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo có trình độ, năng lực sáng tạo cao, phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam, hướng tới một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế.
Chia sẻ với báo chí về việc những nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Quyết định, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho hay, từ nay đến năm 2025, Bộ KH&CN tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện, đồng bộ về tổ chức, cơ chế tài chính, quản lý, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, với định hướng chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, bảo đảm nguyên tắc công khai minh bạch và công bằng, kết hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành.
Đặc biệt, tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đồng thời chú trọng nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng để phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo đảm an ninh-quốc phòng thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng xây dựng, thúc đẩy các giải pháp thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ Quỹ phát triển KH&CN của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thúc đẩy các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường KH&CN, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Ảnh minh hoạ
Bộ KH&CN nghiên cứu, rà soát sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các pháp luật liên quan để phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ sở pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm, đặc thù với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo;
Sửa đổi đồng bộ các quy định về quản lý, triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, phù hợp với tiêu chí kết quả đầu ra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao, xử lý tài sản hình thành trong nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đóng góp kinh phí cùng với ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ KH&CN; chuyển đổi số quy trình quản lý, cơ sở dữ liệu các nguồn lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới cơ chế tài chính cho các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, đồng thời hướng đến sản phẩm cuối cùng, lấy kết quả nghiên cứu làm mục tiêu.
Bộ cũng nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, tài sản công, thuế để khuyến khích, phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, có tác động lan tỏa đến doanh nghiệp trong nước; xây dựng cơ chế và đề xuất triển khai áp dụng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong một số dự án KH&CN; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên nguồn lực để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh công nghệ mới là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, Bộ hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cả trong nước và ngoài nước; khuyến khích doanh nghiệp thành lập, tăng quy mô các Quỹ phát triển KH&CN, sử dụng hiệu quả Quỹ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới, phát triển công nghệ; thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu với trường đại học thông qua đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu chung; khuyến khích hợp tác công-tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Theo Bảo Lâm: Vietq.vn
“Bộ KH&CN mới có sứ mệnh quan trọng là đưa Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới, phát triển dựa trên khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS), từ thu nhập trung bình cao trở thành thu nhập cao”. Đó là chỉ đạo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Sáng ngày 14/7/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị.
Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với xã Tề Lỗ vừa tổ chức hội nghị tập huấn về thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, ngành trên địa bàn xã.
Trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính các cấp, tỉnh Phú Thọ xác định chuyển đổi số là giải pháp mang tính chiến lược để bảo đảm bộ máy chính quyền 2 cấp vận hành trơn tru, minh bạch và hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, Phú Thọ đang từng bước xây dựng một nền hành chính số hiện đại ngay từ cơ sở, nơi mỗi người dân có thể tiếp cận dịch vụ công một cách dễ dàng, thuận tiện và minh bạch.
baophutho.vnNhắc đến xã miền núi Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn của huyện Yên Lập (nay được sáp nhập thành xã Sơn Lương, tỉnh Phú Thọ không ai không biết đến một sản vật nông sản nổi tiếng là gạo nếp. Năm 2010, sản phẩm gạo nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó đến nay, đồng bào dân tộc nơi đây luôn nỗ lực gìn giữ và xây dựng thương hiệu cho loại sản phẩm nông sản quý này.
baophutho.vnTrong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các địa phương. Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel Phú Thọ) đã khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực trong việc đồng hành cùng tỉnh xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đặc biệt tập trung vào giải pháp chuyển đổi số chính quyền 2 cấp.
Liên kết trang
0
2
0