Để khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần có phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn đối với các lĩnh vực công nghệ mới.
Ảnh minh họa.
Nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi tại Trung tâm Thiết kế, Chế tạo và Thử nghiệm thuộc Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực, xây dựng và kiểm nghiệm phương pháp chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam”.
Sau thời gian nghiên cứu, Đề tài đã thu được các kết quả sau:
Đánh giá tổng quan về thực trạng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam với các phân tích tổng thể về chính sách, thực thi chính sách và các đơn vị liên quan trong hệ sinh thái chuyển giao công nghệ, trong đó đặc biệt tập trung vào ba đối tượng chính là: tạo ra công nghệ, sử dụng công nghệ và trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Khảo sát học tập kinh nghiệm phát triển hoạt động chuyển giao công nghệ từ một số quốc gia trên thế giới, các quốc gia được khảo sát, lựa chọn là: đã trải qua giai đoạn phát triển tương tự Việt Nam về KH&CN; có hoạt động chuyển giao công nghệ đã được vận hành hiệu quả; đang trong quá trình chuyển đổi để nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ.
Xây dựng được phương pháp chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam với các nhiệm vụ, chức năng cụ thể cho từng đối tượng trong hệ sinh thái KH&CN. Trong đó tập trung vào ba đối tượng chính là đối tượng tạo ra công nghệ, đối tượng sử dụng công nghệ, và đối tượng trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Việc xây dựng thành công mạng lưới kết nối hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam với sự tham gia của các đơn vị trong nước và nước ngoài, là cơ sở trọng tâm trong việc phát triển các hoạt động, dịch vụ trong thời gian tới tại Trung tâm nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của đơn vị hỗ trợ quản lý nhà nước, cũng như vai trò thực thi chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 17328/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Theo most.gov.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo).
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp