1. Mục tiêu chung: Tiếp nhận và làm chủ được quy trình sản xuất giống, nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm nhằm chủ động được về giống, phát triển và bổ sung nguồn dược liệu có giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay và góp phần từng bước phát triển, chuyển giao nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Chuyển giao, tiếp nhận bộ giống gốc và các quy trình công nghệ nhân giống, nuôi trồng thương phẩm nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps minitaris).
- Xây dựng được mô hình nhân giống (công suất 30 lít giống cấp 3) và mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm (quy mô 70 m2, công suất 20 kg nấm tươi/mẻ).
- Sản xuất thành công 30 lít giống cấp 3 và 20kg sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo thành phẩm đảm bảo các yêu cầu Vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt các chỉ tiêu chất lượng (chiều dài quả thể: 5-9cm; hàm lượng Cordyceppin đạt ≥ 6mg/g, Adenosine ≥ 0,2 mg/g).
- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm quả thể nấm Đông trùng hạ thảo.
- Đào tạo cho 05 cán bộ kỹ thuật nắm vững được quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm.
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất thực hiện dự án
- Thiết kế các phòng nuôi trồng (phòng nhân giống, phòng cấy giống, phòng ươm sợi, phòng nuôi tạo quả thể và phòng nuôi phát triển quả thể).
- Mua và lắp đặt các máy móc, trang thiết bị cho các giai đoạn nuôi trồng và chế biến.
- Vận hành thử hệ thống máy móc, thiết bị.
2. Tiếp nhận, chuyển giao và tổ chức đào tạo quy trình công nghệ
- Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ: quy trình công nghệ sản xuất giống gốc và nhân giống sản xuất cấp 1, 2; quy trình công nghệ nuôi trồng nấm thương phẩm từ Viện Công nghệ sinh học Lâm Nghiệp.
- Tổ chức đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật về Quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng nấm thương phẩm, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thiết bị nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo.
3. Triển khai xây dựng các mô hình
- Xây dựng mô hình sản xuất giống:
- Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm tạo sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo dạng quả thể tươi:
- Theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả của từng mô hình.
- Phân tích đánh giá thành phần dược liệu của sản phẩm thu hoạch và sơ chế: Hàm lượng Adenosine; hàm lượng Cordycepin; các chỉ tiêu hóa lý (độ ẩm, protein, gluxit...); các chỉ tiêu An toàn vệ sinh thực phẩm (kim loại nặng, vi sinh vật, độc tố).
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở và công bố chất lượng sản phẩm.
- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm phù hợp điều kiện tỉnh Phú Thọ.
4. Tuyên truyền, hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình và đề xuất biện pháp ứng dụng nhân rộng kết quả dự án
- Giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm Đông trùng hạ thảo
- Đề xuất biện pháp ứng dụng nhân rộng kết quả dự án.
Đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình can thiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị suy giảm nhận thức ở người cao tuổi tại tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu, biên soạn tài liệu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii) lấy măng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng triển khai kỹ thuật giám sát nồng độ thuốc trong máu và định liều chính xác vancomycin theo tiếp cận Bayesian tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại nấm có giá trị kinh tế (nấm Rơm- Volvariella volvacea, nấm Hương – Lentinula edodes) theo hướng sản xuất hàng hóa
Xây dựng mô hình phát triển giống lúa chất lượng cao, kháng bệnh bạc lá BT7KBL-02 phục vụ sản xuất lúa gạo hàng hóa tại Phú Thọ.
Liên kết trang
0
2
0