Ngày 7/11/2023, trả lời tại phiên chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, mô hình liên kết giữa các viện, trường và doanh nghiệp là mô hình ứng dụng hiệu quả ở nước ngoài. Hiện nay, chúng ta đang có chủ trương xây dựng mô hình này trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn trước Quốc hội
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đại biểu Tạ Minh Tâm (đoàn Tiền Giang) cho biết, kết quả giữa kỳ cơ cấu lại nền kinh tế và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm trong gắn kết nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp còn yếu. Nhiều kết quả nghiên cứu có thể chỉ ứng dụng nhưng chưa chuyển giao được, chưa hoàn thiện về công nghệ và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, qua giám sát cho thấy đến nay mới lựa chọn được nhiệm vụ khoa học, chưa ký hợp đồng do kinh phí thực hiện. Đại biểu Tạ Minh Tâm đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết nhìn nhận về kết quả nêu trên, trách nhiệm và giải pháp trọng tâm của Bộ trưởng nhằm tạo đột phá trong thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng theo tinh thần của Chính phủ đã thể hiện khi xây dựng dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Liên quan đến gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng, trong thời gian vừa qua Bộ Khoa học và Công nghệ có chủ trương làm việc với các các địa phương, các viện, các trường để có sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học của các trường với nhu cầu của địa phương. Tất cả những nhiệm vụ khoa học mang tính ứng dụng đều phải có sự tham gia của các đội ngũ nghiên cứu khoa học ở các trường phối hợp với địa phương để cùng nhau xây dựng những chương trình nghiên cứu nhằm giải quyết được những vấn đề, những yêu cầu bức thiết của địa phương.
Về liên kết giữa các viện, trường và doanh nghiệp, Bộ trưởng cho rằng, đây là một mô hình mà ở nước ngoài ứng dụng rất hiệu quả. Ví dụ như Hà Lan có mô hình gồm Nhà nước, doanh nghiệp và trường, viện. Nhà nước là nơi tạo môi trường, hệ sinh thái và thể chế. Trường, viện là nơi nghiên cứu. Doanh nghiệp là nơi thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo. Đây cũng là mô hình Việt Nam đang có chủ trương xây dựng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Về ứng dụng khoa học vào nông nghiệp, Bộ trưởng nhấn mạnh, thời gian qua, ngành khoa học và công nghệ có đóng góp rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo thống kê, trong thời gian qua, khoa học công nghệ đã đóng góp 30% trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Để liên kết giữa ngành khoa học với ngành nông nghiệp, vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết phối hợp hoạt động giữa hai Bộ để cùng triển khai các hoạt động khoa học, công nghệ và ứng dụng trong nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp.
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học, công nghệ cho chương trình nông thôn mới, Bộ trưởng cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ làm việc với Bộ Tài chính để bàn bạc, trao đổi, bố trí kinh phí này cho chương trình.
Theo vista.gov.vn
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.