Ngày 19/7/2018, tại Hà Nội, Cục Thông tin KH&CN quốc gia (Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo báo cáo nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL) nhiệm vụ KH&CN.
Lần đầu tiên việc xây dựng CSDL quốc gia về KH&CN được quy định một cách có hệ thống tại Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về Hoạt động thông tin KH&CN và Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN ngày 28/6/2017 của Bộ KH&CN về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN với 10 CSDL thành phần, tức là bộ dữ liệu thông tin về: các tổ chức KH&CN; cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nhiệm vụ KH&CN; công bố khoa học và chỉ số trích dẫn khoa học; thống kê KH&CN; công nghệ, công nghệ cao, chuyển giao công nghệ; thông tin về khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới; doanh nghiệp KH&CN; thông tin sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Sau khi được xây dựng và hoàn thiện, các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân có thể tìm thấy đầy đủ thông tin về các vấn đề nêu trên. Chẳng hạn, đối với CSDL về nhiệm vụ KH&CN, sẽ có các thông tin về: tên nhiệm vụ, cơ quan tổ chức chủ trì, tổ chức phối hợp triển khai, cơ quan chủ quản; chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân tham gia chính; phương pháp nghiên cứu; thông tin về kết quả, sản phẩm; kinh phí thực hiện; tình trạng nhiệm vụ (đang tiến hành hay đã kết thúc, đã được ứng dụng chưa); địa chỉ và quy mô ứng dụng; hiệu quả ứng dụng và tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
Tại Hội thảo, TS. Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia cho biết: Hệ thống CSDL quốc gia nhiệm vụ KH&CN tạo ra môi trường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm quản lý và cung cấp tập trung các thông tin về nhiệm vụ KH&CN trong các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN các cấp từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, hệ thống này cũng mang lại hiệu quả thiết thực trong tác nghiệp, tra cứu, khai thác cho các đối tượng người dùng và định hướng phát triển mở rộng các nghiệp vụ quản lý thông tin KH&CN tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia trong hiện tại và tương lai.
Dự kiến, quý IV/2018 sẽ hoàn thiện hệ thống CSDL quốc gia nhiệm vụ KH&CN để đưa vào sử dụng và khai thác công khai theo kế hoạch nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh trùng lặp... trong đăng ký, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN.
Hệ thống CSDL quốc gia nhiệm vụ KH&CN giúp người dùng thuận tiện khi tra cứu, tìm kiếm, khai thác thông tin. Thông tin được tổ chức khoa học, đầy đủ cùng với các tính năng hỗ trợ, lựa chọn theo bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, người dùng có thể tìm kiếm dựa trên tên tác giả, cơ quan chủ trì nhiệm vụ, tóm tắt nội dung nhiệm vụ, toàn văn đề tài, nhiệm vụ, tìm kiếm theo thời gian... Ngoài ra có thể tìm kiếm nâng cao theo cùng lúc nhiều tiêu chí.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống CSDL quốc gia nhiệm vụ KH&CN sẽ mang lại những tác động tích cực cho công tác quản lý và hoạt động KH&CN ở Việt Nam, góp phần minh bạch hóa việc tài trợ công cho hoạt động nghiên cứu triển khai cũng như kết quả của hoạt động này. Việc công khai các nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN (bao gồm kết quả của các nhiệm vụ đã triển khai và các nhiệm vụ đang triển khai) sẽ bảo đảm khắc phục được sự chồng chéo, trùng lặp các nhiệm vụ KH&CN gây lãng phí nguồn lực; đồng thời chấm dứt tình trạng “đạo văn” trong nghiên cứu khoa học hoặc cho phép thực hiện những nhiệm vụ không có ý nghĩa lý luận và thực tiễn chủ yếu là để tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho cán bộ nghiên cứu, qua đó sẽ góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu triển khai và hiệu quả sử dụng NSNN đầu tư cho KH&CN.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đánh giá cao việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia nhiệm vụ KH&CN trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo tăng cường mạnh mẽ chính phủ điện tử cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tập trung vào chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Trên cơ sở đó, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch, tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác truyền thông để các cơ quan, đơn vị, địa phương và mỗi tổ chức, cá nhân cùng nhìn nhận, đánh giá và nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ngày 30/9 đã diễn ra khai mạc Hội đồng xét giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ năm 2024.
Chiều ngày 27/9/2024, được sự thống nhất chủ trương của Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ và Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan tỉnh; Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ đã long trọng tổ chức Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Chiều ngày 27/9/2024, được sự thống nhất chủ trương của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan tỉnh; Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ đã long trọng tổ chức Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2024 – 2027.
Sáng ngày 25/6/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học tỉnh tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện dự án “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm một số giống lúa phục vụ chế biến tại các làng nghề của tỉnh Phú Thọ. Hội nghị do ThS. Khổng Danh Đạt - PGĐ Sở làm chủ tịch Hội đồng.