Lãnh đạo Sở KH&CN trao giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tương Dục Mỹ xã Cao Xá, huyện Lâm Thao.
- Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành chủ chốt ở Việt Nam. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm hướng tới đổi mới sáng tạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ban hành các văn bản pháp lý, tăng cường công tác quản lý và triển khai đồng bộ.
Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thực hiện Đề án 844 của Chính phủ “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025”, sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, tháng 11/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5321/KH-UBND về việc Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các cơ quan/đơn vị liên quan để thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Gắn kết và tương tác trang thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh với Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia. Đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; dự án Nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm hàng hóa trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2016-2020. Nghiên cứu đề xuất, triển khai các chính sách phát triển, dự án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện các dự án khởi nghiệp, tập trung vào đối tượng là sinh viên, thanh niên và phụ nữ. Xây dựng và khuyến khích thành lập các Quỹ phát triển KHCN trong các doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển KHCN của tỉnh để hỗ trợ các cá nhân/doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chủ trì thực hiện các đề tài, dự án KHCN về khởi nghiệp ĐMST “Nghiên cứu, xây dựng mô hình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, Trường Đại học Hùng Vương đã khích lệ tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, định hướng và hỗ trợ các em khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ khi còn đang theo học tại trường.
Trong năm 2019 - 2020, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện 3 nhiệm vụ thuộc Đề án 844 Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Nhiệm vụ thực hiện đào tạo đội ngũ huấn luyện viên/cố vấn khởi nghiệp và truyền thông Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong phạm vi tỉnh và vùng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Đến nay, các nhiệm vụ thực hiện theo đúng tiến độ, đã tổ chức gần 10 hội thảo về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái; 2 lớp đào tạo cho các huấn luyện viên/cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Kết nối, các huyến luyện viên/ cố vấn, kết nối hệ sinh thái trong và ngoài tỉnh hỗ trợ các starup. Đồng thời xây dựng một mạng lưới truyền thông liên kết với cả nước, khu vực và trong tỉnh.
Phú Thọ mong muốn hình thành 1 Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại tỉnh với sự tham gia của các cơ quan đơn vị liên quan, sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu, Hội doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và các nhà đầu tư… Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ về đào tạo nguồn lực, chuyên gia về Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, Phú Thọ triển khai việc xây dựng kế hoạch truyền thông chiến lược về khởi nghiệp ĐMST. Từ đó, tạo nên một mạng lưới, sức mạnh truyền thông và khai thác triệt để nguồn thông tin, tạo nên các sản phẩm truyền thông về Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Phát triển tài sản trí tuệ - nâng giá trị sản phẩm đặc thù của tỉnh
Từ những chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương về sở hữu trí tuệ (SHTT), hoạt động SHTT của tỉnh có những bước phát triển vượt trội. Trong giai đoạn 2005 - 2010, có 164 văn bằng bảo hộ SHTT; Giai đoạn 2011-2015 có 171 văn bằng bảo hộ SHTT. Từ năm 2016 đến nay, có thêm 158 nhãn hiệu hàng hoá; 3 văn bằng sáng chế; 6 văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; 1 văn bằng giải pháp hữu ích; 1 nhãn hiệu chứng nhận và 15 nhãn hiệu tập thể của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ. Số đơn đã nộp về Cục Sở hữu trí tuệ mỗi năm một tăng cho thấy, tư duy của người dân về tầm quan trọng của SHTT đã có sự thay đổi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ cũng đã hỗ trợ các địa phương trong tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu là các sản phẩm đặc thù, có tiềm năng như: Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Sơn đỏ Tam Nông và Nếp Gà gáy Mỹ Lung. Các nhãn hiệu tập thể Tương Dục Mỹ; chè xanh Chùa Tà; chè xanh Phú Thịnh, chè xanh Dốc Đen; chè xanh Yên Kỳ; tương Dục Mỹ; hồng Gia Thanh; mỳ Hùng Lô; cá chép Thuỷ Trầm; cá lồng Sông Đà; rau an toàn Phú Lợi; rau an toàn Tứ Xã, nón lá Sai Nga, chuối Bản Nguyên, cá thính Tử Đà... để khuyến khích các đặc sản địa phương phát triển thành các sản phẩm giá trị cao, tăng khả năng cạnh tranh phát triển thương hiệu góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống cho người dân...
Từ năm 2016 đến nay, hoạt động SHTT đã được chú trọng triển khai từ tỉnh tới cơ sở, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách khoa học và công nghệ tham gia phát triển tài sản trí tuệ, đã có 10/13 huyện, thành, thị thực hiện các dự án tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ (giai đoạn trước có 4/13 huyện); thành lập và kiện toàn lại 15 hợp tác xã; huy động các nguồn lực khác từ huyện, hợp tác xã thực hiện các dự án về SHTT cho các sản phẩm của địa phương. Thực hiện hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho 5 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, để có những hướng dẫn cụ thể, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ triển khai đã tổ chức tập huấn về SHTT cho hơn 500 lượt người tham gia, qua đó đã nâng cao nhận thức về SHTT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Thực tế, qua khảo sát thực địa, đánh giá của các Hội đồng nghiệm thu và báo cáo của các đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm và địa phương cho thấy, nhiều sản phẩm đặc thù sau khi được xác lập quyền SHTT có giá trị hiệu quả kinh tế cao, như: Đối với chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi quả, từ những năm 2009 trở về trước, khi mà phát triển thương hiệu chưa được quan tâm, dù là cây bưởi đặc sản, song cây bưởi Đoan Hùng của tỉnh không được phát triển mạnh. Từ năm 2009, sau khi được Bộ KH&CN hỗ trợ thực hiện xây dựng chỉ dẫn địa lý, đã nâng cao giá trị sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng; sau khi được dán tem, nhãn đã làm tăng trách nhiệm của người bán và tăng giá trị của quả bưởi, giá bán cao hơn từ 25-30% so với sản phẩm không dán tem chỉ dẫn địa lý và hiện nay đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân vùng trồng bưởi với doanh thu từ 600-700 triệu đồng/ha đối với giống bưởi đặc sản Chí Đám và từ 250-400 triệu đồng/ha đối với giống bưởi đặc sản Bằng Luân,… Sản phẩm lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung, sau xây dựng nhãn hiệu tập thể, với mức giá bán như hiện nay khoảng 2.5 triệu đồng/tạ, đã tăng giá trị lúa nếp lên từ 2-3 lần so với các loại lúa khác. Nhiều nhãn hiệu tập thể khác cũng đã tăng được giá trị sản phẩm như: Mỳ Hùng Lô, tương Dục Mỹ, các sản phẩm chè, cá… giúp cho người dân yên tâm sản xuất và phát triển kinh tế từ chính những sản phẩm đặc thù của địa phương.
Thời gian tới, tỉnh cần phải có một bước chuyển đổi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kết hợp với phát triển công nghệ trong một số ngành, lĩnh vực mới có thế mạnh. Bên cạnh đó, phải làm tốt hơn nữa sự phối hợp giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển KHCN và ĐMST; phối hợp với các tỉnh trong khu vực và cả nước liên kết cùng phát triển.
Trương Quốc Chính
Phó Giám đốc Sở KH&CN
Sáng ngày 31/12, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình phát triển giống lúa chất lượng cao, kháng bệnh bạc lá BT7KBL-02 phục vụ sản xuất lúa gạo hàng hóa tại Phú Thọ. Dự án do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chủ trì thực hiện.
Cơ chế tài chính, đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) chưa huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong nước và nguồn lực từ hợp tác quốc tế. Thời gian tới, ngành KH&CN cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác hoàn thiện thể chế chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Ngày 30/12, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống: Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và khai thác giá trị nhà cổ Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ) chủ trì thực hiện
Sáng ngày 27/12/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trường THPT Công nghiệp Việt Trì chủ trì thực hiện.
Sáng ngày 26/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Đánh giá thực trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi, đề xuất mô hình can thiệp dự phòng, chăm sóc và điều trị tại tỉnh Phú Thọ”.
PhuthoPortal - Ngày 23/12/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức trao giải Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Tại chương trình, Ban tổ chức Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” cấp tỉnh trao giải cho 18 dự án cấp tỉnh, trong đó có 5 giải A và 13 giải Triển vọng. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen cho 5 tập thể có thành tích tốt trong thực hiện cuộc thi.