Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Từ đây, việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số được coi là nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực dẫn dắt chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, nhờ đó cải cách hành chính ngày càng nâng cao.
Tạo đột phá từ tỉnh đến cơ sở
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm chuyển đổi số tại tỉnh vào tháng 10/2024.
Việc sớm ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển chính quyền số là cơ sở pháp lý để các ngành, các cấp ban hành kế hoạch, đề án thực hiện cho từng năm và giai đoạn, phù hợp với đặc thù điều kiện của từng lĩnh vực, địa phương. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp tỉnh Phú Thọ được kiện toàn; 100% cơ quan nhà nước của tỉnh bố trí cán bộ chuyên trách, phụ trách về công nghệ thông tin; 100% xã, phường, thị trấn thành lập và duy trì hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng. Đây là tiền đề quan trọng để triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Đoàn công tác của Sở TTTT làm việc với Tập đoàn VNPT nhằm đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Mặc dù khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Phú Thọ đã chủ động bắt nhịp, tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Ba yếu tố quyết định đối với chuyển đổi số là con người, thể chế, công nghệ đã được tỉnh Phú Thọ thực hiện bài bản, thực chất, hiệu quả. Trong đó Chính quyền số đã từng bước đem lại sự thay đổi vượt bậc trong công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính toàn diện.
Để tạo môi trường làm việc và xây dựng nền hành chính hiện đại, thay đổi lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, các ứng dụng công nghệ, hệ thống điều hành điện tử đã được triển khai đồng bộ, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã và được kết nối với các cơ quan Trung ương như: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, hệ thống thông tin báo cáo.
Cán bộ Sở TTTT hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Thọ
Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hệ thống thông tin, tuyên truyền các cấp; 100% các cơ quan báo chí của tỉnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất, phân phối nội dung; 100% các cơ quan nhà nước của tỉnh và UBND các huyện, thành, thị, 75% UBND cấp xã có hệ thống cổng, trang thông tin điện tử, 85% xã, phường, thị trấn sử dụng đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông được quản lý qua Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh.
Công tác đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng. 100% cơ quan Nhà nước của tỉnh đã bố trí cán bộ chuyên trách/phụ trách về công nghệ thông tin. Sở Thông tin và Truyền thông với vai trò trụ cột trong công tác chuyển đổi số đã phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị tổ chức 28 lớp đào tạo, tập huấn với 17.842 lượt cán bộ được được đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức đào tạo trực tuyến bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 509 cán bộ lãnh đạo UBND cấp xã. 100% các xã, phường, thị trấn thành lập và duy trì hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng (cả tỉnh có 2.356 tổ công nghệ số cộng đồng với 7.454 thành viên). Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng được được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số; từ đó thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại địa phương.
Đích đến không còn xa
Phú Thọ là một trong các địa phương trên cả nước sớm triển khai gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy (trừ văn bản mật). Các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tạo nền tảng phát triển chính quyền số được xây dựng. Đến nay, tỉnh Phú Thọ đã cấp gần 980.000 tài khoản định danh điện tử, hoàn thành việc nhập dữ liệu hộ tịch trên nền cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư với gần 1,2 triệu dữ liệu. Đo đạc, lập bản đồ địa chính lưu trữ ở dạng số và dạng giấy đối với 129/225 xã, thị trấn. Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện đồng bộ ở cấp tỉnh, huyện, xã, đạt tỷ lệ 83,68%.
Đến nay, có 4/6 mục tiêu đến năm 2025 tại Nghị quyết của Tỉnh ủy về Đề án phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã hoàn thành trước thời hạn. 2/6 mục tiêu đảm bảo tiến độ Nghị quyết đề ra. Cũng theo xếp hạng 63 tỉnh, thành phố năm 2023 được công bố, Phú Thọ có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 10, chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 9, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính xếp thứ 10, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh xếp thứ 24, chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương xếp thứ 20.
Từ các chiến dịch “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến”, triển khai các mô hình hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thủ tục hành chính đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, đảm bảo 100% hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn, giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến so với nộp trực tiếp, hướng tới mục tiêu tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh đạt hơn 80%.
Đồng chí Nguyễn Minh Tường – TUV, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định: Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số, trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới, tỉnh Phú Thọ tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng số; hoàn thiện, kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu; đảm bảo an toàn an ninh thông tin; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, từ đó tạo động lực cho cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng quê hương Đất Tổ ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong đẩy mạnh và xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, tạo cơ sở phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tỉnh đã đề ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo baophutho.vn
PhuthoPortal - Ngày 23/12/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức trao giải Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Tại chương trình, Ban tổ chức Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” cấp tỉnh trao giải cho 18 dự án cấp tỉnh, trong đó có 5 giải A và 13 giải Triển vọng. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen cho 5 tập thể có thành tích tốt trong thực hiện cuộc thi.
Sáng ngày 19/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Bảo tàng Hùng Vương chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Ngày 17/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Dự và chỉ đạo Hội nghị có Đồng chí: Nguyễn Huy Ngọc – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
PhuthoPortal - Thời gian qua, Công ty Điện lực Phú Thọ đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của khách hàng về việc xuất hiện những đối tượng giả danh nhân viên điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Phú Thọ, sử dụng số điện thoại di động cá nhân gọi điện đến khách hàng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn khách hàng cải đặt App chăm sóc khách hàng, gửi các văn bản giả mạo, thông báo khách hàng nợ tiền điện và đe dọa cắt điện ....
baophutho.vnNgày 17/12, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phối hợp với Cục Thống kê tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) đến năm 2030; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
PhuthoPortal - Thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo, tống tiền, chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng công nghệ cắt ghép mặt nạn nhân vào các clip “nhạy cảm”. Sau đó, giả danh nhắn tin thông báo, gửi kèm hình ảnh, clip đã cắt ghép, đồng thời để lại các phương thức liên lạc, đe dọa yêu cầu chuyển tiền. Cơ quan chức năng xác định, đây là chiêu trò mới của tội phạm công nghệ cao, người dân cần đặc biệt lưu ý.